Bệnh viện Thống Nhất

Bệnh Viện

Giá khám BHYT


Giá khám không BHYT


Giá khám dịch vụ


Số điện thoại:

Thời gian hoạt động:

T2,T3,T4,T5,T6: 07:00 - 16:30

Xem thêm

GIỚI THIỆU Bệnh viện Thống Nhất

Bệnh viện Thống Nhất tiền thân là Bệnh viện K71 Quân Giải Phóng Miền Nam, với tên gọi ban đầu là Bệnh Viện Vì Dân.

Bệnh viện Thống Nhất có quy mô ban đầu là 400 giường, sau đó đã mở và phát triển hơn 1.000 giường, trở thành một trung tâm lão khoa lớn nhất Việt Nam. Bệnh viện đã phát triển được hầu hết các chuyên khoa nội và ngoại theo hướng chuyên sâu.

 

Quy trình khám chữa bệnh

Bệnh viện Thống Nhất liệt kê và cung cấp các bước cơ bản trong quy trình khám chữa bệnh đối với bệnh nhân không có thẻ bảo hiểm y tế và quy trình khám chữa bệnh đối với bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế như sau:

Quy trình khám chữa bệnh đối với bệnh nhân có bảo hiểm y tế

Bước 1: Bệnh nhân đến bệnh viện, đăng ký và lấy số thứ tự khám bệnh tại quầy tiếp đón

Bước 2: Xuất trình thẻ bảo hiểm y tế, giấy CMND và giấy tờ tùy thân (đối với những bệnh nhân cấp cứu, bệnh nhân chuyển tuyến) để nhân viên y tế có thể làm thủ tục khám chữa bệnh

Bước 3: Bệnh nhân đến phòng khám bệnh, ngồi ghế và chờ gọi tên theo số thứ tự

Bước 4: Thực hiện khám lâm sàng cùng với bác sĩ chuyên khoa khi đến lượt

Bước 5: Nếu không có chỉ định cận lâm sàng từ bác sĩ chuyên khoa:

  • Bệnh nhân nhận toa thuốc và lịch tái khám
  • Đóng tiền chênh lệch tại quầy thu phí (nếu có) và nhận số thứ tự lãnh thuốc
  • Nhận thuốc tại quầy dược bảo hiểm y tế theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế.

Bước 6: Nếu có chỉ định cận lâm sàng từ bác sĩ chuyên khoa:

  • Bệnh nhân thực hiện đóng dấu cận lâm sàng tại quầy thu phí để xác nhận
  • Kết hợp cùng kỹ thuật viên thực hiện các dịch vụ cận lâm sàng
  • Nhận kết quả cận lâm sàng
  • Quay lại phòng khám để bác sĩ chuyên khoa xem xét và chẩn đoán bệnh.

Bước 7: Nhận toa thuốc và lịch tái khám từ bác sĩ

Bước 8: Đóng tiền chênh lệch tại quầy thu phí (nếu có) và nhận số thứ tự lãnh thuốc

Bước 9: Nhận thuốc tại quầy dược bảo hiểm y tế theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế.

Quy trình khám chữa bệnh đối với bệnh nhân không có bảo hiểm y tế

Bước 1: Bệnh nhân đến bệnh viện, đăng ký và lấy số thứ tự khám bệnh tại quầy tiếp đón

Bước 2: Bệnh nhân đến phòng khám bệnh, ngồi ghế và chờ gọi tên theo số thứ tự

Bước 3: Thực hiện khám lâm sàng cùng với bác sĩ chuyên khoa khi đến lượt

Bước 4: Nếu không có chỉ định cận lâm sàng từ bác sĩ chuyên khoa:

  • Bệnh nhân nhận toa thuốc và lịch tái khám
  • Đóng phí và lãnh thuốc tại quầy theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế.

Bước 5: Nếu có chỉ định cận lâm sàng từ bác sĩ chuyên khoa:

  • Bệnh nhân thực hiện đóng chi phí cận lâm sàng tại quầy thu phí
  • Kết hợp cùng kỹ thuật viên thực hiện các dịch vụ cận lâm sàng
  • Nhận kết quả cận lâm sàng
  • Quay lại phòng khám để bác sĩ chuyên khoa có thể xem xét và chẩn đoán bệnh.

Bước 6: Nhận toa thuốc và lịch tái khám từ bác sĩ

Bước 7: Đóng tiền và mua thuốc tại quầy theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế.

  • Người chịu trách nhiệm chuyên môn

  • Bác sĩ nước ngoài

  • Thời gian chờ khám trung bình

Doan NT

Doan NT

Bệnh viện Thống Nhất là một bệnh viện ở Thành phố Hồ Chí Minh, với tên gọi ban đầu là Bệnh viện Vì Dân. Bệnh viện Vì Dân được xây dựng do bà Nguyễn Thị Mai Anh (phu nhân tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu) vận động quyên tiền từ thiện của nhiều người bao gồm thân hào nhân sĩ, thương gia, kỹ nghệ gia… Bệnh viện Vì Dân ngày xưa là bệnh viện tư nhân, nhưng được điều hành như bệnh viện công, nghĩa là không thu viện phí, không thu tiền khám chữa bệnh, không thu tiền các loại thuốc thông dụng có sẵn ở Bệnh viện, người dân vào khám chữa được miễn phí hoàn toàn. Sau năm 1975, bệnh viện Vì Dân đổi tên thành Quân y viện Thống Nhất, trực thuộc sự quản lý của Bộ Quốc phòng Việt Nam. Từ ngày 11 tháng 5 năm 1978, bệnh viện này được Bộ Y tế Việt Nam quản lý và mang tên gọi như hiện nay. Bệnh viện Thống Nhất có quy mô ban đầu là 400 giường, sau đó đã mở và phát triển hơn 1.000 giường, trở thành một trung tâm lão khoa lớn nhất Việt Nam. Bệnh viện đã phát triển được hầu hết các chuyên khoa nội và ngoại theo hướng chuyên sâu. Trần Đình Quyền là người thiết kế kiến trúc Bệnh viện Vì Dân, sinh năm 1932 tại Huế, tốt nghiệp đại học Kiến trúc Sài Gòn năm 1960, đại học Columbia, Hoa Kỳ năm 1964. Trở về nước, ông bắt tay vào lập các đồ án thiết kế mới và đồ án nâng cấp cải tạo, mở rộng nhiều công trình bệnh viện như Bệnh viện Vì Dân, Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, các Bệnh viện Long An, Nhà Bè, Hóc Môn, Nhi Đồng 1, Bình Dân… và được người ta gán cho ông biệt danh là “cha đẻ của các bệnh viện”.

Hà Nguyễn

Hà Nguyễn

Giờ hành chính là 13h đến tận 13h40 mà bác sĩ vẫn chưa tới, khoa khám bệnh vẫn chưa làm. Trong khi mình đến rất sớm. Đối với người dân đâu dễ gì mà họ có ngày nghỉ để khám bệnh. Bệnh viện như lozzz. Khuyên không nên khám bệnh ở đây

Văn phòng Công chứng Đất Mũi Tỉnh Cà Mau

Văn phòng Công chứng Đất Mũi Tỉnh Cà Mau

Đi học lại cách quản lý và cách tiếp xúc bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Có áp lực dịch covid nhưng k đến nỗi vậy. Đa số bs, đd tốt nhưng đừng vì 1 vài con sâu mà làm sầu luôn bệnh viện. Khoa TTCH.

Sang Mai

Sang Mai

Điều dưỡng rất bố láo. Nạt nộ bệnh nhân và người thăm bệnh, lãi nhãi phàn nàn rất nhiều chỉ vì mốt số chuyện cỏn con. Gọi người thăm bệnh là ông nội này ông ngoại kia... Hết biết

Thi Le Hoa Nguyen

Thi Le Hoa Nguyen

Một sao là miễn cưỡng,là bv lớn mà nv không biết hướng dẫn hay sao á,làm mất thời gian của người đi kha