Viêm tụy cấp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh | VNCARE

0
360
viem tuy
Quảng Cáo

Viêm tụy cấp là một bệnh khá nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh. Vì thế mà bạn không nên chủ quan nếu không sẽ để lại những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Vậy nên hãy cùng theo chân website VNCare tìm hiểu về nguyên nhân, cách chữa trị bệnh viêm tụy cấp bạn nhé!

1. Viêm tụy cấp là gì? Đối tượng nguy cơ bệnh viêm tụy cấp

Viêm tụy cấp là tình trạng viêm cấp tính của tuyến tụy (và đôi khi là các mô lân cận). Bệnh có 3 mức độ cơ bản là nhẹ, trung bình và nặng, thường xảy ra ở độ tuổi trung niên. Bệnh có thể tiến triển rất nhanh và xâm lấn đến các bộ phận khác bên trong cơ thể.

Viêm tụy cấp là gì? - Ảnh 1

Viêm tụy cấp là bệnh gì?

2. Nguyên nhân gây viêm tụy cấp là gì?

3. Triệu chứng của bệnh viêm tụy cấp

  •  Tăng amylase và lipase trong huyết thanh hơn 3 lần so với bình thường. 
  •  Tụy to, có thể to toàn bộ hay từng phần.
  •  Nhu mô tụy không đều, có dịch nhầy xung quanh tụy và ổ bụng.

4. Viêm tụy cấp có nguy hiểm không?

Bệnh viêm tụy tùy thuộc vào từng giai đoạn mà sẽ có mức độ nguy hiểm khác nhau. Mức độ nhẹ có thể gây rối loạn tiêu hóa, tiểu rắt, cảm giác mệt mỏi, đau nhức ở vùng thượng vị. Mức độ nặng hơn có thể gây xuất huyết, chảy máu ở bộ phận thận, đường ruột hoặc suy giảm chức năng ở gan

5. Các biện pháp chẩn đoán bệnh viêm tụy cấp

Các biện pháp chẩn đoán bệnh viêm tụy cấp - Ảnh 2

Các biện pháp chẩn đoán bệnh 

6. Các cách xử lý viêm tụy cấp nặng

6.1 Bù dịch – điện giải

Đây là bước khởi đầu để điều trị bệnh viêm tụy và mang lại hiệu quả khá cao. Bởi khi bị bệnh, các bộ phận có trong cơ thể có xu hướng bị viêm nhiễm và suy giảm chức năng.

Vì thế mà cần phải bù dịch – điện giải để cân bằng thể tích tuần hoàn. Điều này giúp đảm bảo đủ lượng nước tiểu và hạn chế máu quá cô đặc dẫn đến suy thận, trụy mạch, ngừng tim.

6.2 Kiểm soát đau

Đau bụng là triệu chứng khá điển hình của bệnh viêm tụy. Người bệnh có biểu hiện đau vật vã, không thể ăn uống hay sinh hoạt bình thường.

Nguyên nhân của hiện tượng này là do men tụy bị giải thoát khỏi ống tuyến sẽ chuyển thành chất độc. Khi đó chúng có thể tiêu hóa những tạng trong ổ bụng mà chúng tiếp xúc được. Vì vậy mà bác sĩ sẽ dùng phương pháp nội soi hoặc thuốc kháng sinh để điều trị. 

6.3 Can thiệp ngoại khoa

Đây cũng là biện pháp để xử lý dứt điểm bệnh viêm tụy cấp. Tùy thuộc vào mức độ mà các bác sĩ sẽ phẫu thuật để cắt bỏ túi mật hoặc dùng tia laser. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được thực hiện khi bệnh ở giai đoạn nguy cấp. 

6.4 Theo dõi và phát hiện các biến chứng

Theo dõi và phát hiện các biến chứng của bệnh - Ảnh 3

Biến chứng của bệnh viêm tụy cấp là gì? 

Khi có dấu hiệu mắc bệnh, các bác sĩ sẽ yêu cần người bệnh nhập viện để dễ dàng theo dõi. Nếu không có triệu chứng rõ ràng sẽ yêu cầu đi khám định kỳ để kịp thời điều trị. Vậy nên người bệnh cần phải tuân thủ theo đúng lịch trình để có cách điều trị phù hợp.

7. Người bệnh viêm tụy cấp nên ăn gì?

7.1 Sữa chua

Sữa chua cũng là một thực phẩm có dồi dào dưỡng chất cần thiết, có chứa nhiều men vi sinh để tăng cường sức đề kháng.

Tuy nhiên, nên hạn chế các loại sữa chua có đường hoặc có chiết xuất từ hạt đậu. Bởi lẽ trong các loại hạt có chứa các axit béo, có nguy cơ làm cho bệnh trở nên nặng hơn. 

7.2 Viêm tụy cấp nên ăn hoa quả gì?

Viêm tụy cấp nên ăn hoa quả như nho và dâu - Ảnh 4Bổ sung các loại quả chín mọng như dâu, nho để cung cấp vitamin cho cơ thể

Người bệnh viêm tụy nên ăn các loại quả chín mọng, có chứa nhiều vitamin và các chất có khả năng chống oxy hóa. Ngoài ra, cũng có thể dùng nước ép thơm, nho, dâu để bổ sung vào thực đơn hằng ngày. 

7.3 Các loại rau tốt cho người bệnh viêm tụy cấp

Theo như các bác sĩ, người bệnh viêm tụy cấp cần bổ sung và nên ăn thường xuyên các loại rau củ quả có màu xanh đậm. Các loại rau này là rau ngót, rau mồng tơi, rau lang, rau muống, súp lơ xanh. Chung quy chính là những loại rau có chứa nhiều chất xơ, giảm chất béo để tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.  

8. Người bệnh viêm tụy cấp kiêng ăn gì?

8.1 Bánh và tinh bột

Người bệnh viêm tụy cấp kiêng ăn gì? - Ảnh 4Người mắc bệnh viêm tụy nên hạn chế các món ăn chứa nhiều tinh bột

Các loại bánh ngọt ngoài chứa nhiều tinh bột còn chứa cả chất béo, chất đạm và đường. Vì thế mà gây ảnh hưởng rất nhiều đến người bệnh viêm tụy cấp. Người bệnh cần phải kiêng tất cả các loại bánh này và thường xuyên uống nước lọc, nước trái cây để thanh lọc cơ thể. 

8.2 Thực phẩm nhiều dầu mỡ

Mỡ từ động vật như heo, bò hoặc cá có hàm lượng chất béo dồi dào. Vì thế mà người bệnh viêm tụy cấp cần phải hạn chế ăn trong thời gian điều trị. Thay vào đó là bổ sung những loại rau củ quả, trái cây để tăng cường khả năng chuyển hóa chất dinh dưỡng.

8.3 Viêm tụy cấp có được uống sữa không?

Bệnh nhân viêm tụy cấp cần hạn chế uống sữa, ăn bánh phô mai hoặc các loại thực phẩm từ sữa. Bởi lẽ trong sữa có chứa nhiều chất béo, một khi dung nạp quá nhiều sẽ khiến phá hủy liên kết giữa các mô tế bào. Người bệnh có thể nguy cấp bất cứ lúc nào nếu không có sự can thiệp từ bác sĩ. 

9. Các biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm tụy cấp

  • Hạ huyết áp, sốc, suy đa tạng: Đây là biến chứng khá nguy hiểm, gây cản trở đến đường hô hấp và tim mạch
  • Xuất huyết: Biến chứng tiếp theo là xuất huyết ở mạch máu và các bộ phận trong cơ thể. Nếu không điều trị kịp thời thì sẽ dẫn đến mất máu, vỡ động mạch chủ
  • Nhiễm trùng tại tuyến tụy: Các mô tế bào có thể bị phá hủy hoặc bị sưng ở khắp cơ thể. Biến chứng này khiến cho người bệnh có cảm giác đau nhức toàn thân, biếng ăn
  • Nang giả tụy: Xuất hiện ở tuần thứ 2 hoặc tuần thứ 3 của bệnh viêm tụy cấp. Nguyên nhân hình thành biến chứng này là do quá trình đóng kén để khu trú các tổn thương tại nhu mô tụy. Khi biến chứng này kéo dài có thể tiến triển thành áp xe hoặc gây bội nhiễm.

10. Cách phòng ngừa bệnh viêm tụy cấp

  • Hạn chế việc dung nạp quá nhiều đồ uống có cồn hoặc chất kích thích như rượu bia, thuốc lá. .
  • Để ngăn ngừa bệnh sỏi mật, thường xuyên ăn nhiều rau củ quả có màu xanh đậm như đậu que, ra xà lách, bông cải, ớt chuông.
  • Tuyệt đối không hút thuốc lá hoặc các loại thuốc lá điện tử. 

Cách phòng ngừa bệnh - Ảnh 5 Người bệnh nên ăn nhiều rau củ quả

Hơn thế nữa, bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về những cách phòng ngừa khác về bệnh viêm tụy cấp tại website VNCare. Website còn có danh mục tiện ích để tra cứu địa chỉ, số điện thoại liên hệ của các bệnh viện, phòng khám, nhà thuốc, nha khoa, thẩm mỹ viện, cơ sở y tế,… Hãy cùng VNCare cập nhật những thông tin y tế 24h mới nhất bạn nhé!

Nguồn tham khảo:

  1. Viêm tụy cấp có tái phát không?

Viêm tụy cấp là sự tổn thương tụy cấp tính chức năng có thể phục hồi trở lại bình thường. Tuy nhiên, bệnh có thể tái phát nhiều lần và để lại biến chứng lâu dài nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh viện 103 vừa tiếp nhận bệnh nhân Vũ Văn Bình, 31 tuổi (Vĩnh Phúc, Hà Nội) bị viêm tụy cấp tái phát nhiều lần.

  1. Tại sao viêm tụy cấp phải nhịn ăn hoàn toàn? 

Tại sao phải nhịn ăn khi bị viêm tụy? Ở những bệnh nhân viêm tụy cấp, khi các nhu mô tụy đang bị tổn thương do chính các men tụy gây ra, việc cho bệnh nhân ăn uống lúc này là hoàn toàn không nên. Các kích thích từ ăn uống như ngửi, nhìn, ăn… sẽ kích thích tuyến tụy tăng sản xuất các men tụy.

  1. Viêm tụy cấp có phải mổ không? 

Chỉ định mổ cấp cứu khẩn cấp khi chẩn đoán không chắc chắn. VTC hoại tử nặng điều trị hồi sức tích cực không kết quả, VTC kết hợp có bệnh lý đường mật. Sau 2 đến 3 tuần, nếu có các biến chứng như chảy máu, rò tiêu hóa, áp-xe… cũng phải mổ sớm để giải quyết.

Bài trướcViêm nang lông: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
Bài tiếp theoNhững điều bạn cần phải biết về mụn bọc và cách điều trị hiệu quả