Viêm da tiết bã

0
160
Quảng Cáo

Định nghĩa

Viêm da tiết bã là bệnh gì?

Viêm da tiết bã là một bệnh ở da làm cho da khô và bong ra. Viêm da tiết bã làm da đỏ và tróc vảy. Bệnh thường ảnh hưởng đến vùng da hay tiết dầu, hay gặp nhất là khuôn mặt, ngực và lưng. Tuy nhiên bệnh cũng có thể xuất hiện ở những khu vực da dày và khô. Các triệu chứng từ nhẹ đến nặng. Ở trẻ em, bệnh này có tên theo dân gian là bệnh “cứt trâu”. Bệnh này không lây nhiễm, không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe tổng quát của bạn nhưng có thể ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài và khiến bạn khó chịu. Viêm da tiết bã thường tồn tại khá lâu và cần điều trị lặp đi lặp lại nhiều lần

Những ai thường mắc viêm da tiết bã?

Viêm da tiết bã là một bệnh khá phố biến. Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh, đặc biệt là những người mắc bệnh về thần kinh hoặc có hệ miễn dịch yếu. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm da tiết bã là gì?

Hầu như bất kỳ phần nào của cơ thể có thể có viêm da, nhưng thường nhất là bị ở da đầu, lông mi, lông mày, và hai bên của mũi của bạn. Ngực trên, lưng và các bộ phận có tiết nhiều dầu của cơ thể bạn, chẳng hạn như háng, nách, cũng có thể bị. Các triệu chứng bao gồm gàu, hăm tã, da bong khô, vảy nhờn, ngứa nhẹ, phát ban, da sáp (đặc biệt là sau tai), và da đỏ (đặc biệt bên cạnh mũi và ở giữa của trán).

Viêm da tiết bã có thể xảy ra trên các vùng cơ thể khác nhau. Thông thường, bệnh xuất hiện ở những khu vực da nhờ, bao gồm da đầu, lông mày, mí mắt, mũi, môi, phía sau tai, ở tai ngoài, và giữa ngực.

Các triệu chứng chung của viêm da tiết bã bao gồm:

  • Tổn thương da;
  • Xuất hiện mảng bám trên diện tích lớn;
  • Da nhờn và nhiều dầu;
  • Xuất hiện vảy da màu trắng hoặc hơi vàng và dễ bong tróc;
  • Ngứa;
  • Da ửng đỏ;
  • Rụng tóc.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Gặp bác sĩ nếu bạn:

  • Cảm thấy khó chịu đến nỗi mất ngủ hoặc không thể tập trung làm những công việc hằng ngày.
  • Bối rối và lo lắng nhiều về bệnh của mình.
  • Bạn nghi ngờ da của mình bị nhiễm trùng.
  • Tự điều trị ở nhà nhưng bệnh không thuyên giảm.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra viêm da tiết bã là gì?

Nguyên nhân gây viêm da tiết bã vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên, bệnh có thể liên quan đến:

  • Hệ miễn dịch yếu.
  • Thiếu chất một số chất dinh dưỡng nhất định.
  • Vấn đề ở hệ thần kinh.
  • Một loại nấm được gọi là malassezia xuất hiện trong lớp dầu tiết ra trên da.
  • Viêm nhiễm do vẩy nến gây ra.
  • Các mùa trong năm. Bệnh được cho là thường nặng hơn vào khoảng đầu mùa xuân và mùa đông.
  • Ở trẻ sơ sinh, bệnh “cứt trâu” có thể xuất hiện do sự biến mất dần dần của nội tiết tố truyền từ mẹ trước khi sinh con.

Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc viêm da tiết bã?

Các yếu tố sau sẽ khiến bạn tăng nguy cơ mắc viêm da tiết bã, bao gồm:

  • Mắc bệnh về thần kinh và tâm thần trước đó, chẳng hạn như bệnh Parkinson và bệnh trầm cảm.
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu, chẳng hạn người đã từng được ghép tạng, hoặc người mắc HIV/AIDS, viêm tụy do rượu và một số bệnh ung thư khác.
  • Suy tim xung huyết.
  • Bệnh nội tiết dẫn đến bệnh béo phì như bệnh tiểu đường.
  • Một số loại thuốc.
  • Gãi hoặc bất kỳ nguyên nhân nào làm cho làn da trên khuôn mặt của bạn bị tổn hại sẽ khiến bạn có nguy cơ cao mắc viêm da tiết bã.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm da tiết bã?

Việc điều trị tùy thuộc vào vị trí bạn bị viêm da và mức độ nặng của triệu chứng nặng. Dầu gội đầu đặc trị thường được sử dụng cho cả trẻ sơ sinh và người lớn bị viêm da tiết bã ở đầu. Nếu vảy không mềm, bạn có thể dùng một vài giọt dầu khoáng chà lên da đầu trước khi gội đầu.

Trường hợp nặng, bác sĩ có thể kê toa cho bạn các loại dầu gội và kem bôi có chứa liều mạnh các chất selenium sulfide, ketoconazole hoặc corticosteroid. Bác sĩ cũng có thể kê toa một loại kem có chứa chất điều hòa miễn dịch để điều trị viêm.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm da tiết bã?

Bác sĩ có thể chẩn đoán viêm da tiết bã dựa trên bệnh sử và quan sát vùng da bị tổn thương của bạn. Ngoài ra bác sĩ có thể làm xét nghiệm máu và lấy một mẫu da để làm xét nghiệm nếu chẩn đoán không rõ ràng hoặc bệnh tình của bạn không thuyên giảm.

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm da tiết bã?

Để hạn chế diễn tiến của viêm da tiết bã, bạn nên duy trì các thói quen sinh hoạt sau:

  • Nên báo cho bác sĩ về những bệnh khác bạn mắc phải và những loại thuốc bạn đang sử dụng, cả kê toa lẫn không kê toa
  • Nên sử dụng kem dưỡng da để giữ ẩm cho da và gội đầu bằng xà phòng mỗi ngày hay theo chỉ định của bác sĩ.
  • Nên ra ngoài mỗi ngày. Ánh nắng mặt trời có thể giúp chữa trị những triệu chứng của bạn. Bạn có thể hỏi bác sĩ về thời gian phơi nắng và đừng quên dùng kem chống nắng.
  • Nên báo cho bác sĩ nếu bạn sốt, vết mụn chảy mủ hoặc nếu những triệu chứng không thuyên giảm hay tệ hơn.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bài trướcViêm da tiếp xúc: triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Bài tiếp theoViêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh