
Ngộ độc khí CO
Ngộ độc khí CO là tình trạng ngộ độc do hít phải khí CO. Carbon monoxide (viết tắt là CO) là một khí độc không màu, không mùi không gây kích thích cho da và mắt nhưng cực kì nguy hiểm. CO trong không khí có thể được hít vào và hấp thụ dễ dàng qua phổi. CO kết hợp với huyết sắc tố trong hồng cầu tốt hơn so với oxy, từ đó khiến cho ít oxy đến được các mô cơ thể hơn. Bất cứ ai cũng có thể bị ngộ độc khí CO nếu hít phải. Tuy nhiên công nhân làm trong các nhà máy khép kín, những nơi dễ bị hỏa hoạn, trẻ sơ sinh, người già, người mắc bệnh mãn tính tim, thiếu máu, hoặc khó thở sẽ có nguy cơ bị ngộ độc cao hơn. Những triệu chứng thông thường khi bị ngộ độc khí CO thường khá giống với một số bệnh khác, chẳng hạn như bệnh cúm. Chúng bao gồm: Bạn có thể bị ngất hoặc thậm chí mất mạng nếu hít phải quá nhiều khí CO. Những nạn nhân bị ngộ độc khí CO khi đang ngủ hoặc say có thể tử vong mà không biểu hiện triệu chứng gì. Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Nếu bạn hoặc người thân có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hay có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng ngộ độc có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn. Khí CO được tạo ra khi nhiên liệu bị đốt cháy không hoàn toàn. Khi có quá nhiều khí CO trong không khí, cơ thể bạn sẽ hấp thụ khí CO thay vì khí oxy, từ đó dẫn đến ngộ độc khí CO. Các nguồn thải ra khí CO chủ yếu bao gồm: lò lửa, khí thải từ động cơ xe, lò củi, máy sưởi bằng dầu hỏa, và máy sưởi bằng khí gas. Hít quá nhiều khói của một đám cháy cũng có thể gây ngộ độc khí CO. Các yếu tố có thể khiến bạn tăng ngộ độc khí CO bao gồm: Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ. Để điều trị ngộ độc khí CO, đầu tiên nạn nhân cần được đưa ra khỏi khu vực bị ô nhiễm khí CO. Sau đó nạn nhân cần được hít thở không khí (với mức 100% oxy trong không khí) để cải thiện mức oxy trong cơ thể. Ở các trường hợp nặng, có thể cần phải sử dụng đến máy thông khí để đưa oxy vào cơ thể. Một phương pháp điều trị khác là liệu pháp oxy cao áp. Liệu pháp này sẽ giúp làm tăng lượng oxy hòa tan trong máu. Bác sĩ sẽ sử dụng liệu pháp oxy cao áp cho những người có mức carboxy-hemoglobin cao hơn 40%, những người đang hôn mê hoặc bất tỉnh, phụ nữ mang thai có mức CO cao hơn 15%. Bác sĩ sẽ có thể chẩn đoán ngộ độc khí CO thông qua hoàn cảnh gây ra triệu chứng ngộ độc và khám lâm sàng. Bác sĩ có thể yêu cầu làm thêm xét nghiệm máu để đảm bảo kết quả chẩn đoán chính xác. Cách tốt nhất để kiểm soát ngộ độc khí CO là thực hiện những biện pháp phòng tránh như sau: Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.Định nghĩa
Ngộ độc khí CO là gì?
Những ai thường bị ngộ độc khí CO?
Triệu chứng và dấu hiệu
Những dấu hiệu và triệu chứng của ngộ độc khí CO là gì?
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra ngộ độc khí CO là gì?
Nguy cơ mắc bệnh
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ ngộ độc khí CO?
Điều trị
Những phương pháp nào dùng để điều trị ngộ độc khí CO?
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán ngộ độc khí CO?
Phong cách sống và thói quen sinh hoạt
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của ngộ độc khí CO?
Chia sẻ với người thân:
- Nhấn vào chia sẻ trên Facebook (Opens in new window)
- Click to share on WhatsApp (Opens in new window)
- Chia sẻ trên Skype (Opens in new window)
- Bấm để chia sẻ lên LinkedIn (Opens in new window)
Bài viết liên quan

TOP 4 bệnh viện gan tốt nhất Thành phố Hồ Chí Minh
Gan là một trong bộ phận quan trọng của cơ thể và rất dễ tổn thương. Với những thói quen ăn uống không tốt sẽ là nguyên nhân khiến gan […]

Những tỉnh nào yêu cầu cách ly người từ vùng dịch về ăn Tết?
Hải Phòng, Thừa Thiên – Huế, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa và Nam Định là những địa phương đầu tiên yêu cầu cách ly 14-21 ngày với người từ […]

Tác dụng của thuốc Blackmores ? Những dòng sản phẩm mới của Blackmores
Tác dụng của thuốc Blackmores là gì? Thuốc Blackmores có tác dụng gì và có tốt không chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay dưới đây. Nhưng trước tiên, chúng […]