Hội chứng Rotator cuff

0
144
Quảng Cáo

Hội chứng Rotator cufflà chấn thương vai rất phổ biến. Khớp vai gồm chỏm không cố định và ổ khớp di chuyển, được điều khiển bởi một nhóm nhỏ gồm bốn cơ được gọi là chóp xoay.

Cơ dưới vai, cơ trên mỏm gai, cơ dưới mỏm gai và cơ tròn nhỏ là nhóm cơ xoay vai nhỏ giúp ổn định và kiểm soát vận động vai trên xương bả vai.

Các cơ xoay chóp chịu trách nhiệm xoay vai và tạo thành một còng bao quanh đầu trên xương cánh tay (chóp vai).

Mức độ phổ biến của hội chứng Rotator cuff

Các cơ và dây chằng của chóp xoay rất dễ bị rách, gây viêm gân chóp xoay, chèn ép chóp xoay và các chấn thương liên quan đến chóp xoay.

Các chấn thương chóp xoay khác nhau, từ viêm gân nhẹ (viêm gân chóp xoay), viêm bao hoạt dịch vai, vôi hóa gân (xương hình thành trong gân chóp xoay) tời rách một phần hoặc toàn bộ độ dày của chóp xoay, có thể cần phải được phẫu thuật.

Một số chấn thương chóp xoay vai phổ biến hơn những loại khác, bao gồm:

  • Chèn ép chóp xoay
  • Viêm gân chóp xoay/ bệnh về gân
  • Viêm bao hoạt dịch ở vai (túi chứa đầy dịch cung cấp lớp đệm giữa xương và các mô)
  • Viêm gân vôi hóa
  • Rách chóp xoay
  • Viêm gân cơ nhị đầu

Các cơ của chóp xoay nằm ở đâu?

Các cơ của chóp xoay giữ cánh tay (xương cánh tay) gắn vào xương bả vai. Hầu hết các gân chóp xoay nằm ẩn dưới mấu xương vai (mỏm cùng vai), là phần bảo vệ chóp xoay và cũng có thể gây chèn ép các cấu trúc của chóp xoay.

Nguyên nhân nào gây ra hội chứng Rotator cuff?

Các gân chỏm xoay được bảo vệ khỏi va đập nhẹ bởi xương (chủ yếu là mỏm cùng vai) và các dây chằng tạo thành một vòm bảo vệ xung quanh chỏm vai.

Ở giữa các gân chỏm xoay và vòm xương là bao hoạt dịch dưới cơ delta (một túi bôi trơn), giúp bảo vệ các dây chằng không chạm vào xương và cung cấp một bề mặt trơn láng cho các dây chằng trượt lên.

Tuy nhiên, bất kỳ cấu trúc nào cũng có thể bị tổn thương – cho dù chúng là xương, cơ, gân, dây chằng hoặc bao hoạt dịch.

Hội chứng Rotator cuff là tình trạng xảy ra các khi các gân chóp xoay thỉnh thoảng bị mắc kẹt và đè nén trong khi vai chuyển động. Điều này gây tổn thương các dây chằng vai và bao hoạt dịch, dẫn đến đau khi bạn cử động vai.

Các triệu chứng của hội chứng Rotator cuff là gì?

Mỗi loại chấn thương chỏm xoay cụ thể sẽ có các triệu chứng và dấu hiệu riêng. Bạn có thể nghi ngờ mắc hội chứng Rotator cuff xoay nếu có:

  • Đau cung vai hoặc có tiếng kêu lách cách khi cánh tay giơ cao qua vai hoặc khi cánh tay vòng qua đầu.
  • Đau vai có thể lan từ chỏm vai đến khuỷu tay.
  • Đau vai khi bạn nằm đè lên vai bị đau.
  • Đau vai ở phần còn lại (với các chấn thương chỏm vai nặng hơn).
  • Cơ vai yếu hoặc đau khi cố gắng với hoặc nhấc đồ vật.
  • Đau vai khi đặt bàn tay ra sau lưng hoặc đầu.
  • Đau vai khi cài dây an toàn.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hội chứng Rotator cuff?

Chuyên gia về vật lý trị liệu hoặc bác sĩ sẽ nghi ngờ chấn thương chỏm xoay dựa trên bệnh sử lâm sàng và những phát hiện từ một loạt các xét nghiệm cận lâm sàng.

Siêu âm chẩn đoán là phương pháp chính xác nhất để chẩn đoán bệnh lý cụ thể hội chứng Rotator cuff. Chụp MRI có thể hiển thị một chấn thương chóp xoay, nhưng cũng có thể không phát hiện được nó. Chụp X-quang thường không có hiệu quả khi bác sĩ nghi ngờ chấn thương chóp xoay.

Những phương pháp nào dùng để điều trị hội chứng Rotator cuff?

Khi bạn được nghi ngờ chấn thương chóp xoay, điều quan trọng là xác định chính xác loại chấn thương chóp xoay vì mỗi loại chấn thương sẽ có cách điều trị khác nhau.

Chóp xoay tập hợp một nhóm quan trọng gồm các cơ kiểm soát và ổn định, giúp duy trì độ “tập trung” của khớp vai. Nói cách khác, nó giữ chỏm vai nằm đúng trọng tâm trong ổ khớp nhỏ. Điều này ngăn cản các chấn thương như va chạm, trật khớp một phần hoặc sai vị trí.

Chóp xoay tạo ra các động tác trượt khéo léo. Chỏm khớp trượt ra khỏi ổ khớp cho phép vai cử động đầy đủ. Thêm vào đó, xương bả vai có vai trò quan trọng như tấm đế với chức năng cố định gắn cánh tay vào thành ngực.

Các nhà nghiên cứu đã kết luận có 7 giai đoạn quan trọng cần được thực hiện để phục hồi các tổn thương và ngăn ngừa tái phát chấn thương một cách hiệu quả, gồm:

  • Bảo vệ chấn thương sớm: các cách chống viêm và giảm đau
  • Phục hồi phạm vi vận động đầy đủ
  • Phục hồi sự kiểm soát của xương bả vai
  • Phục hồi chức năng cổ-bả vai-ngực-vai bình thường
  • Phục hồi sức mạnh của chóp xoay
  • Khôi phục tốc độ, sức mạnh, độ nhạy cảm và nhanh nhẹn
  • Quay lại các hoạt động thể thao hay công việc

Để biết thêm thông tin chi tiết về chấn thương chóp xoay, bạn hãy đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu. Bên cạnh đó, nhân viên vật lý trị liệu có thể hướng dẫn bạn trong việc điều trị các bài tập phù hợp với chấn thương chóp xoay sau khi khám xét kỹ lưỡng.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Trẻ bị trật khớp vai: Xử lý nhanh kẻo hại!
  • Các cơn đau ở cổ của bạn có thực sự liên quan đến vai?
  • Bạn loay hoay không biết vì sao mình bị đau vai?
Bài trướcHội chứng rối loạn sinh tủy
Bài tiếp theoHội chứng rung lắc ở trẻ