HIV/AIDS

0
112
Quảng Cáo

Tìm hiểu chung

HIV/AIDS là bệnh gì?

Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (Human Immunodeficiency Virus), hay còn gọi là HIV, là virus gây bệnh AIDS (Acquired Immune Deficiency Syndrome).

HIV có thể làm suy giảm hệ thống miễn dịch, do đó cho phép các bệnh cơ hội, vi khuẩn, vi rút khác tấn công cơ thể bạn. Không giống như các virus khác, cơ thể của bạn không thể thoát khỏi HIV. Một khi bạn đã bị nhiễm HIV, có nghĩa là bạn phải sống chung với nó.

AIDS là giai đoạn cuối của bệnh HIV và được xác định bởi sự phát triển của các bệnh khác, chẳng hạn như ung thư và nhiều bệnh nhiễm trùng. AIDS là biểu hiện khi hệ thống miễn dịch của cơ thể của bạn quá yếu.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của HIV / AIDS là gì?

Mặc dù bạn không thể hiện bất kỳ triệu chứng, bạn vẫn có thể lây truyền virus cho người khác. Đó là bởi vì HIV có thể mất đến 2-15 năm để xuất triệu chứng. Bạn có thể bị nhiễm HIV và trông vẫn khỏe mạnh và hoạt động bình thường. Bạn không thể biết chắc chắn liệu bạn có bị nhiễm HIV hay không cho đến khi bạn đi kiểm tra.

HIV không trực tiếp gây tổn hại các cơ quan, nhưng nó sẽ tấn công hệ thống miễn dịch của bạn, do đó cho phép các bệnh khác, đặc biệt là nhiễm trùng cơ hội tấn công cơ thể. Các triệu chứng đầu tiên của HIV  tương tự như bất kỳ bị nhiễm virus nào khác:

  • Sốt;
  • Nhức đầu;
  • Mệt mỏi;
  • Đau cơ;
  • Sụt cân;
  • Sưng hạch ở cổ họng, nách hoặc háng.

AIDS là giai đoạn tiến triển của nhiễm HIV. HIV có thể làm suy giảm hệ thống miễn dịch của bạn, do đó dẫn đến nhiều bệnh nhiễm trùng cơ hội khác. Nếu bạn bị AIDS, bạn có thể bị nhiễm nhiều tác nhân tại cùng một thời điểm.

  • Nhiễm trùng, một hay nhiều tác nhân: lao, nhiễm cytomegalovirus, viêm màng não, nhiễm toxoplasma, cryptosporidiosis;
  • Ung thư: phổi, ung thư thận hoặc u lympho và sarcoma Kaposi;
  • Bệnh lao (TB): ở các quốc gia nghèo, lao là bệnh nhiễm trùng thường cơ hội gặp nhất liên quan đến HIV và là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở những người bị AIDS;
  • Cytomegalovirus: virus herpes này thường được truyền đi thông qua dịch cơ thể như nước bọt, máu, nước tiểu, tinh dịch và sữa mẹ. Một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh sẽ bất hoạt virus, và nó sẽ không hoạt động trong cơ thể của bạn. Nếu hệ thống miễn dịch của bạn suy yếu, virus này lại trỗi dậy – gây tổn hại cho mắt, đường tiêu hóa, phổi hoặc các cơ quan khác của bạn;
  • Nấm Candida: nhiễm nấm Candida là bệnh liên quan đến HIV thường gặp. Nó gây ra viêm và phủ một lớp màu trắng dày trên niêm mạc miệng, lưỡi, thực quản hoặc âm đạo của bạn;
  • Viêm màng não do Cryptococcus: viêm màng não là tình trạng viêm của màng não và chất lỏng xung quanh não và tủy sống. Viêm màng não là một bệnh của hệ thống thần kinh trung ương thường gặp liên quan đến HIV, gây ra bởi một loại nấm được tìm thấy trong đất;
  • Nhiễm Toxoplasmosis: nhiễm trùng có khả năng gây chết người này là do Toxoplasma gondii, một ký sinh trùng lây truyền chủ yếu từ mèo. Mèo bị nhiễm thông qua các ký sinh trùng trong phân của chúng và sau đó các ký sinh trùng có thể lan sang người và động vật khác;
  • Nhiễm Cryptosporidium: bệnh này do một loại ký sinh trùng đường ruột thường thấy ở động vật. Bạn co cryptosporidiosis khi bạn tiêu hóa thực phẩm hoặc nước ô nhiễm. Các ký sinh trùng phát triển trong ruột và đường mật của bạn, dẫn đến, tiêu chảy mãn tính trầm trọng ở những người bị AIDS;
  • Bên cạnh nhiễm trùng, bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư và bệnh thần kinh cũng như các vấn đề về thận khi bạn bị AIDS.

Những bệnh này có thể biểu hiện như:

  • Tưa miệng – một mảng dày, màu trắng bao quanh lưỡi hoặc miệng do nhiễm trùng nấm men và đôi khi kèm theo đau họng;
  • Nhiễm nấm âm đạo nặng hoặc tái phát;
  • Bệnh viêm vùng chậu mãn tính;
  • Nhiễm trùng nặng và thường xuyên với những giai đoạn cực kỳ mệt mỏi mà không giải thích được kết hợp với đau đầu, choáng váng, và / hoặc chóng mặt;
  • Sụt cân nhanh hơn 4,5 kg trọng lượng mà không phải là do việc tập thể dục hoặc ăn kiêng;
  • Dễ bầm tím hơn bình thường;
  • Tiêu chảy thường xuyên kéo dài;
  • Sốt liên tục và / hoặc ra mồ hôi ban đêm;
  • Sưng hoặc xơ cứng của các tuyến nằm trong cổ họng, nách, háng;
  • Các giai đoạn ho khan kéo dài;
  • Tăng khó thở;
  • Sự xuất hiện và phát triển của các đốm đổi màu ở da hoặc trong khoang miệng;
  • Chảy máu không rõ nguyên nhân từ da, miệng, mũi, hậu môn hay âm đạo hoặc từ bất kỳ lỗ tự nhiên nào trêm cơ thể;
  • Phát ban da thường xuyên hoặc bất thường;
  • Tê nhiều hoặc đau ở tay hoặc chân, mất kiểm soát cơ bắp và phản xạ, liệt hoặc mất sức mạnh cơ bắp;
  • Lẫn lộn, thay đổi tính cách hoặc giảm chức năng nhận thức.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ thể của mỗi người phản ứng rất khác nhau. Hãy thảo luận với bác sĩ về tình trạng bệnh của bạn để tìm ra giải pháp điều trị tối ưu nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây nhiễm HIV / AIDS?

AIDS do HIV gây ra. HIV lây truyền qua tiếp xúc với máu bị nhiễm bệnh, tinh dịch và dịch âm đạo của người bị nhiễm bệnh. Ví dụ:

  • Giao hợp đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng không dùng bao cao su với người nhiễm HIV. HIV thường được lây truyền qua đường tình dục. Đó là vì hỗn hợp các chất dịch và virus có thể được lây truyền, đặc biệt là nơi có những vết rách trong các mô âm đạo, hậu môn, vết thương hoặc bệnh lây qua đường tình dục khác (STDs). Các cô gái đặc biệt dễ bị nhiễm HIV vì màng âm đạo của họ là mỏng hơn và dễ bị nhiễm trùng hơn so với những người phụ nữ trưởng thành;
  • Dùng chung kim tiêm, ống chích và thiết bị tiêm chích ma túy khác đã nhiễm HIV;
  • Dùng chung thiết bị xăm mình và xỏ lỗ cơ thể – bao gồm cả mực – mà không được khử trùng hoặc làm sạch;
  • Mẹ nhiễm HIV lây truyền sang con (trước hoặc trong khi sinh) và cho con bú;
  • Có bệnh lây truyền qua đường tình dục khác (STI) như chlamydia hoặc bệnh lậu. STIs có thể làm suy yếu sự bảo vệ tự nhiên của cơ thể và làm tăng nguy cơ bạn bị nhiễm HIV nếu bạn tiếp xúc với virus;
  • Tiếp xúc với máu, tinh dịch hoặc dịch tiết âm đạo bị nhiễm HIV tại vết thương hở hoặc lở loét.

HIV không thể lây truyền qua tiếp xúc hàng ngày như sờ, bắt tay, ôm hoặc hôn. Bạn cũng không thể bị thể lây nhiễm HIV qua các hoạt động như ho, hắt hơi, cho máu, sử dung hồ bơi hoặc bồn cầu, dùng chung ra trải giường, ăn chung hoặc dùng chung dụng cụ ăn uống với người nhiễm bệnh. Động vật, mũi hoặc côn trùng khác cũng không là tác nhân lây truyền HIV.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải HIV/AIDS?

Theo một báo cáo của WHO (Tổ chức Y tế Thế giới), vào cuối năm 2014, có khoảng 37 triệu người sống chung với HIV và 1,2 triệu người chết vì các nguyên nhân liên quan đến AIDS. Tuy nhiên, chỉ có 54% trong số đó biết về tình trạng của họ. Đó là vì bạn có thể bị nhiễm HIV mà không có bất kỳ triệu chứng nào.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị nhiễm HIV / AIDS?

AIDS do HIV gây ra và virus này được truyền thông qua việc tiếp xúc các chất dịch cơ thể của bệnh nhân HIV, bao gồm máu, tinh dịch, dịch âm đạo và sữa mẹ. Ví dụ:

  • Quan hệ tình dục không có bao cao su với người có HIV;
  • Dùng chung kim tiêm, ống chích và thiết bị tiêm chích ma túy khác đã nhiễm HIV;
  • Dùng chung thiết bị xăm mình và xỏ lỗ cơ thể – bao gồm cả mực – mà không được khử trùng hoặc làm sạch;
  • Lây truyền từ mẹ nhiễm HIV sang con (trước hoặc trong khi sinh) và cho con bú;
  • Tiếp xúc với máu, tinh dịch hoặc dịch tiết âm đạo bị nhiễm HIV vào vết thương hở hoặc lở loét.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán HIV/AIDS

Xét nghiệm máu cho phép bác sĩ xác định xem bạn có bị nhiễm virus hay không.

Độ chính xác của kết quả xét nghiệm phụ thuộc vào khoảng thời gian từ lúc bạn có khả năng phơi nhiễm với HIV (quan hệ tình dục không bảo vệ, dùng chung kim tiêm). Nếu bạn đã từng thực hiện các hoạt động có nguy cơ lây nhiễm cao, bạn có thể đã bị nhiễm vi rút bất cứ lúc nào. Vì vậy, xét nghiệm HIV mỗi 3 tháng là một ý tưởng không tồi. Để các xét nghiệm có thể kiểm tra được kháng thể HIV trong máu, cần 3 tháng giai đoạn cửa sổ để hình thành các kháng thể này.

Nếu kết quả của bạn là dương tính:

  • Bạn có kháng thể HIV và có sự lây nhiễm HIV. Nhưng nó không có nghĩa là bạn có AIDS;
  • Không ai biết chắc chắn khi nào một người bị nhiễm virus HIV sẽ tiến triển thành AIDS.

Nếu kết quả của bạn trả về âm tính, bạn không có các kháng thể tại thời điểm thử nghiệm. Tuy nhiên:

  • Nếu đã hơn 3 tháng kể từ khi bạn thực hiện hoạt động có nguy cơ lây nhiễm cao và thử nghiệm của bạn là âm tính, bạn không nhiễm HIV;
  • Nếu ít hơn 3 tháng kể từ khi được thực hiện hoạt động có nguy cơ lây nhiễm cao, bạn nên lặp lại xét nghiệm;
  • Hãy nhớ rằng, nếu bạn thực hiện các hoạt động có nguy cơ lây nhiễm, bạn có thể bị nhiễm vi rút bất cứ lúc nào.

Những phương pháp nào dùng để điều trị HIV/AIDS

Không có cách chữa khỏi hoặc thuốc chủng ngừa HIV / AIDS. Có một số loại thuốc có thể giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh. Nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia về phương pháp điều trị sẽ có hiệu quả tốt nhất đối với bạn.

Bạn nên biết rằng nên điều trị sớm nhất có thể khi bạn đã có kết quả dương tính với HIV. Điều trị bao gồm:

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ về điều trị HIV / AIDS;
  • Nếu bạn đang hoạt động tình dục, thông báo cho (các) bạn tình, người cũng có thể bị nhiễm;
  • Không dùng chung bơm kim tiêm;
  • Hỗ trợ tâm lý với bác sĩ chuyên khoa và / hoặc tham gia một nhóm hỗ trợ cho những người có HIV / AIDS;
  • Nhận thông tin và hỗ trợ xã hội và pháp lý từ một tổ chức HIV / AIDS;
  • Không tiết lộ về tình trạng nhiễm HIV của mình với những người không cần biết. Những người bị nhiễm HIV vẫn có thể bị phân biệt đối xử. Chỉ nên nói với những người mà bạn có thể cần sự hỗ trợ từ họ.
  • Xem xét việc sử dụng các loại thuốc có thể làm chậm tiến triển của bệnh.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp hạn chế diễn tiến của HIV/AIDS?

Các lối sống và biện pháp khắc phục sau đây có thể giúp bạn đối phó với HIV / AIDS:

Duy trì một hệ thống miễn dịch mạnh mẽ bằng cách kiểm tra sức khỏe thường xuyên và một lối sống lành mạnh:

  • Ăn uống đầy đủ;
  • Nghỉ ngơi đầy đủ và tập thể dục;
  • Tránh các loại thuốc hay giải trí bất hợp pháp, kể cả rượu và thuốc lá;
  • Tìm hiểu cách kiểm soát stress hiệu quả.

Nếu bạn nhiễm HIV, bạn có thể truyền virus sang người khác ngay cả khi bạn đang không xuất hiện bất cứ triệu chứng nào. Bảo vệ bản thân và những người khác – ngăn chặn sự lây lan của HIV bằng cách:

  • Luôn luôn sử dụng bao cao su đối với quan hệ tình dục âm đạo, miệng hoặc hậu môn;
  • Không bao giờ dùng chung kim tiêm hoặc các thiết bị y tế khác;
  • Thông báo với những người có thể tiếp xúc với chất dịch cơ thể của bạn như bác sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên làm vệ sinh răng miệng.

Nếu bạn bị nhiễm HIV và đang mang thai, tham khảo ý kiến bác sĩ có kinh nghiệm về điều trị HIV. Nếu không điều trị, khoảng 25 trong số 100 trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV cũng bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc kháng HIV, mổ lấy thai, và cố gắng không cho con bú có thể làm giảm nguy cơ lây truyền đến dưới 2 trong số 100.

Để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV, bạn nên:

  • Sử dụng chất bôi trơn bao cao su cho quan hệ tình dục;
  • Sử dụng bao cao su không bôi trơn cho quan hệ tình dục bằng miệng;
  • Sử dụng bao cao su với chất bôi trơn nhiều hơn cho quan hệ tình dục qua đường hậu môn;
  • Hạn chế quan hệ tình dục;
  • Không dùng chung kim tiêm, ống chích, dụng cụ tiêm chích ma túy hoặc đồ chơi tình dục;
  • Đảm bảo xăm mình và xỏ lỗ bằng các thiết bị vô trùng;
  • Không dùng chung các vật dụng cá nhân mà có thể có dính máu, bao gồm bàn chải đánh răng, dao cạo, kim tiêm.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bài trướcHIV
Bài tiếp theoHo