
Ghẻ
Bệnh ghẻ là tình trạng ngứa da do một loại rệp nhỏ sarcoptes scabiei gây ra. Sau khi bám vào bề mặt da, rệp chui sâu vào trong để đẻ trứng làm cho vùng da đó ngứa dữ dội do cơ thể phản ứng dị ứng với tác nhân lạ là rệp. Tình trạng ngứa sẽ dữ dội hơn về đêm khiến bạn gãi nhiều, dẫn đến các tình trạng xấu hơn như lở loét, nhiễm trùng da. Rệp có thể sống trong da đến 2 tháng. Sau khi bị ghẻ, các triệu chứng bệnh sẽ xuất hiện sau sáu tuần. Nếu đã từng mắc bệnh, các triệu chứng thường xuất hiện sớm hơn, chỉ trong vòng một vài ngày sau khi bị bệnh. Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của ghẻ bao gồm: Ở người trưởng thành và trẻ lớn, ghẻ thường xuất hiện ở: Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, vị trí nhiễm ghẻ thường ở các vùng sau: Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kì thắc mắc nào về dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Bạn nên khám bác sĩ nếu có dấu hiệu và triệu chứng ghẻ. Các triệu chứng bệnh như ngứa và vết sưng nhỏ trên da cũng giống như một số bệnh da khác như viêm da hoặc chàm. Với sự giúp đỡ của bác sĩ, bạn có thể biết được nguyên nhân chính xác và có các phương pháp thích hợp điều trị bệnh. Nguyên nhân gây ra bệnh ghẻ là do rệp, loài vật nhỏ có 8 chân và chỉ được thấy trên kính hiển vi. Rệp cái sẽ đào một đường hầm trong da để đẻ trứng. Sau khi trứng nở, ấu trùng di chuyển tới bề mặt của da để tiếp tục trưởng thành và lây lan sang các khu vực khác hoặc lây qua da của người khác. Những con ve, trứng và chất thải của chúng kích hoạt hệ miễn dịch cơ thể, gây ra các triệu chứng như ngứa, nổi ban đỏ. Nếu bạn có tiếp xúc cơ thể gần gũi về hay sử dụng chung vật dụng cá nhân như quần áo, ngủ chung giường với người bị ghẻ, rệp có thể lây lan và làm tổ trên da bạn. Da bạn cũng có thể phản ứng khi bị lây rệp từ các vật chủ khác như gia súc hay vật nuôi. Trong thực tế, mỗi loài rệp chỉ ký sinh trên một vật chủ, do đó chúng sẽ chết sớm nếu không sống với vật chủ thích hợp. Bệnh ghẻ là một bệnh truyền nhiễm và có thể lây lan nhanh chóng thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp trong gia đình, nhà trẻ, lớp học, nhà dưỡng lão hay nhà tù. Bệnh ghẻ là một căn bệnh thường gặp. Theo báo cáo, mỗi năm trên thế giới có khoảng 300 triệu người bị ghẻ. Bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, bất kể thu nhập, cấp bậc xã hội hay điều kiện sống. Bạn có thể kiểm soát bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết. Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như: Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Bác sĩ chẩn đoán ghẻ bằng cách kiểm tra làn da để tìm kiếm dấu hiệu của rệp, bao gồm các hang đặc trưng. Các bác sĩ có thể đưa ra kết luận dựa vào các triệu chứng cùng với tiền sử tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh. Để xác định bệnh hoặc trong trường hợp không thấy được rệp, bác sĩ có thể cạo một vùng da nghi ngờ chứa hang rệp và soi dưới kính hiển vi. Sau khi xác định được sự hiện diện của bọ ve và trứng, các bác sĩ sẽ đưa ra kết quả chẩn đoán cuối cùng. Để điều trị ghẻ, bạn cần phải dùng thuốc để loại bỏ rệp. Bác sĩ thường chỉ định một số loại kem dưỡng hay thuốc mỡ bôi để trị rệp. Bạn cần bôi toàn cơ thể từ cổ trở xuống và giữ trong vòng ít nhất 8 tiếng. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu điều trị cho tất cả các thành viên trong gia đình và người thân cận khác, mặc dù họ không có dấu hiệu bị bệnh, để ngăn chặn rệp lây lan. Bạn có thể được chỉ định các loại kem trị ghẻ sau: Ngoài ra, ivermectin (thuốc uống dành cho những người có hệ miễn dịch suy giảm) dùng cho người bị đóng vảy ghẻ hoặc không đáp ứng với các loại kem dùng ngoài. Đồng thời cũng đã có nghiên cứu (2016) cho thấy dầu cây tràm trà có tác dụng tốt cho việc trị ghẻ ngứa vì tính chất sát khuẩn cao. Mặc dù các loại thuốc có thể diệt rệp nhanh, nhưng bạn vẫn cần vài tuần để các triệu chứng ngứa biến mất hoàn toàn. Bạn có thể kiểm soát bệnh nếu áp dụng các biện pháp sau: Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.Tìm hiểu chung
Bệnh ghẻ là gì?
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ghẻ là gì?
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nguyên nhân gây bệnh
Những nguyên nhân nào gây ra bệnh ghẻ?
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc bệnh ghẻ?
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị bệnh ghẻ?
Điều trị hiệu quả
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh ghẻ?
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh ghẻ?
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn biến bệnh?
Chia sẻ với người thân:
- Nhấn vào chia sẻ trên Facebook (Opens in new window)
- Click to share on WhatsApp (Opens in new window)
- Chia sẻ trên Skype (Opens in new window)
- Bấm để chia sẻ lên LinkedIn (Opens in new window)
Bài viết liên quan

TOP 4 bệnh viện gan tốt nhất Thành phố Hồ Chí Minh
Gan là một trong bộ phận quan trọng của cơ thể và rất dễ tổn thương. Với những thói quen ăn uống không tốt sẽ là nguyên nhân khiến gan […]

Những tỉnh nào yêu cầu cách ly người từ vùng dịch về ăn Tết?
Hải Phòng, Thừa Thiên – Huế, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa và Nam Định là những địa phương đầu tiên yêu cầu cách ly 14-21 ngày với người từ […]

Tác dụng của thuốc Blackmores ? Những dòng sản phẩm mới của Blackmores
Tác dụng của thuốc Blackmores là gì? Thuốc Blackmores có tác dụng gì và có tốt không chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay dưới đây. Nhưng trước tiên, chúng […]