
Gãy xương ngón tay
Ngón tay cho phép chúng ta chạm, nắm và tương tác với môi trường. Thực tế, ngón tay là bộ phận dễ bị thương nhất của bàn tay. Chấn thương có thể là vết bầm tím đơn giản, nhiễm trùng hoặc gãy xương. Ngoài ra, chấn thương hoặc trật khớp đốt ngón tay cũng là những tình trạng phổ biến. Hầu hết tình trạng gãy xương ngón tay có phương pháp điều trị đơn giản, nhưng một số trường hợp nghiêm trọng phải cần đến phẫu thuật. Điều quan trọng nhất là bạn cần được chẩn đoán gãy xương ngón thích hợp để có thể bắt đầu kế hoạch điều trị tốt nhất. Thông thường, bất cứ ai cũng có thể nhận biết gãy ngón tay. Bạn sẽ bị đau ngay lập tức sau chấn thương và đôi khi ngón tay bị biến dạng ở khớp (thường là trật khớp) hoặc xương. Nếu ngón tay không có biến dạng, người bệnh thường sẽ cảm thấy đau nhói ở vị trí chấn thương. Bạn có thể không chắc chắn ngón tay bị gãy và cố gắng uốn cong nó. Khi đó, bạn sẽ rất đau đớn. Ngoài ra, bạn vẫn có thể di chuyển ngón tay khi bị gãy và chỉ đau âm ỉ. Thông thường, trong 5-10 phút tiếp theo, bạn sẽ thấy sưng và đỏ. Khi tình trạng sưng tiếp tục, ngón tay sẽ trở nên cứng và khó di chuyển. Sưng cũng có thể lan sang các ngón tay liền kề. Nếu gãy xương nghiêm trọng, bạn có thể thấy vết bầm tím. Nếu sưng quá lớn, ngón tay có thể bị tê do dây thần kinh ở ngón tay bị nén. Theo Hiệp hội Phẫu thuật Bàn tay Hoa Kỳ, có rất nhiều loại gãy xương ngón tay. Các chuyên gia sẽ dựa vào các yếu tố sau để phân loại gãy xương ngón tay: Cách thức gãy xương Liên quan đến da Vị trí xương Ngón tay có nguy cơ chấn thương cao nhất trong tất cả các bộ phận của bàn tay. Bạn có thể làm bị thương ngón tay trong khi làm việc với một công cụ, chẳng hạn như búa hoặc cưa. Ngón tay có thể bị gãy khi một vật chuyển động nhanh chạm vào tay, chẳng hạn như bóng. Đập tay vào một cánh cửa và đưa tay để đỡ người khi ngã có thể khiến bạn bị gãy ngón tay. Bản chất của chấn thương và sức mạnh của xương quyết định xương có gãy hay không. Các điều kiện sức khỏe khác như loãng xương và suy dinh dưỡng cũng làm tăng khả năng bị gãy ngón tay. Những người có xương yếu, chẳng hạn như người lớn tuổi hoặc người thiếu canxi, có nguy cơ gãy xương cao hơn. Ngoài ra, những người làm việc bằng tay, chẳng hạn như vận động viên và người lao động chân tay, có nguy cơ bị gãy xương ngón tay. Các môn thể thao làm tăng nguy cơ gãy ngón tay là: Các sự kiện tác động mạnh, chẳng hạn như tai nạn ô tô, xe máy, cũng có thể gây gãy xương ngón tay. Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc. Chẩn đoán gãy xương ngón tay bắt đầu bằng việc bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử và khám sức khỏe cho bạn. Sau đó, bạn sẽ được chụp X-quang của ngón tay để biết liệu ngón tay có bị gãy hay không. Việc điều trị gãy xương ngón tay phụ thuộc vào vị trí của vết gãy và liệu nó có ổn định không. Đối với gãy xương ổn định, bác sĩ sẽ cột ngón tay bị gãy vào ngón tay bên cạnh. Gãy xương không ổn định đòi hỏi bạn phải bất động ngón tay bị thương. Sau khi bác sĩ căn chỉnh gãy xương, họ có thể áp dụng nẹp. Nếu bạn bị gãy xương không ổn định hoặc di lệch, bác sĩ có thể cần thực hiện phẫu thuật. Phẫu thuật ổn định xương gãy khi bạn có: Một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình hoặc bác sĩ phẫu thuật tay sẽ xác định phương pháp điều trị tốt nhất cho tình trạng gãy xương phức tạp. Bác sĩ thường dùng chốt, ốc vít và dây trong các thủ tục phẫu thuật cho ngón tay bị gãy. Việc chẩn đoán, điều trị và phục hồi chức năng ngón tay bị gãy giúp bảo tồn chức năng và sức mạnh của bàn tay, đồng thời ngăn ngừa dị tật. Thời gian phục hồi cho một ngón tay bị gãy có thể chỉ là một vài tuần hoặc một năm, tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Tiên lượng cũng phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau, chẳng hạn như tổn thương thần kinh chấn thương mạch máu, hoặc nếu một chấn thương trên bề mặt khớp gây ra viêm khớp. Một chế độ ăn uống hợp lý với lượng vitamin D và canxi đầy đủ có thể giúp xương chắc khỏe và ít bị gãy xương. Những người gặp khó khăn khi đi bộ và có khả năng bị ngã có thể tập vật lý trị liệu và sử dụng các thiết bị hỗ trợ, như gậy hoặc máy tập đi bộ, để giúp di chuyển một cách an toàn. Vận động viên và người lao động nên thận trọng trong lúc làm việc để ngăn ngừa gãy xương ngón tay. Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.Tìm hiểu về gãy xương ngón tay
Gãy xương ngón tay là gì?
Triệu chứng gãy xương ngón tay
Những dấu hiệu và triệu chứng gãy xương ngón tay là gì?
Sự khác nhau giữa các loại gãy xương ngón tay
Nguyên nhân gãy xương ngón tay
Nguyên nhân nào gây gãy xương ngón tay?
Nguy cơ gãy xương ngón tay
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ gãy xương ngón tay?
Chẩn đoán và điều trị gãy xương ngón tay
Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán gãy xương ngón tay?
Những phương pháp nào giúp điều trị gãy xương ngón tay?
Phòng ngừa gãy xương ngón tay
Làm thế nào để phòng ngừa gãy xương ngón tay?
Chia sẻ với người thân:
- Nhấn vào chia sẻ trên Facebook (Opens in new window)
- Click to share on WhatsApp (Opens in new window)
- Chia sẻ trên Skype (Opens in new window)
- Bấm để chia sẻ lên LinkedIn (Opens in new window)
Bài viết liên quan

TOP 4 bệnh viện gan tốt nhất Thành phố Hồ Chí Minh
Gan là một trong bộ phận quan trọng của cơ thể và rất dễ tổn thương. Với những thói quen ăn uống không tốt sẽ là nguyên nhân khiến gan […]

Những tỉnh nào yêu cầu cách ly người từ vùng dịch về ăn Tết?
Hải Phòng, Thừa Thiên – Huế, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa và Nam Định là những địa phương đầu tiên yêu cầu cách ly 14-21 ngày với người từ […]

Tác dụng của thuốc Blackmores ? Những dòng sản phẩm mới của Blackmores
Tác dụng của thuốc Blackmores là gì? Thuốc Blackmores có tác dụng gì và có tốt không chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay dưới đây. Nhưng trước tiên, chúng […]