Gãy xương bàn chân
Bạn có thể bị gãy xương bàn chân sau một tai nạn hoặc ngã. Tình trạng này cần phải được cấp cứu nhanh chóng vì nó có thể nghiêm trọng. Mức độ nghiêm trọng của gãy xương bàn chân có thể khác nhau, vì vậy điều quan trọng là bạn phải nói chuyện với bác sĩ nếu nghĩ rằng bàn chân của bạn bị gãy. Bác sĩ có thể đưa ra một kế hoạch điều trị để giúp bạn hồi phục. Gãy xương bàn chân là tình trạng rất phổ biến. Trong thực tế, khoảng 1 trong số 10 trường hợp gãy xương xảy ra ở bàn chân. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin. Các triệu chứng gãy xương bàn chân thường gặp là: Các triệu chứng gãy xương bàn chân có thể khác nhau, nhưng bầm tím, sưng và đau nhức xương ban chân thường là những dấu hiệu phổ biến. Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất. Các xương thường bị vỡ khi có yếu tố nào đó nghiền nát, uốn cong, xoắn vặn hoặc kéo căng xương. Chẳng hạn như: Hầu hết xương bị gãy đột ngột do một tai nạn. Thỉnh thoảng, các vết nứt nhỏ có thể hình thành trong xương trong một khoảng thời gian dài do áp lực liên tục trên xương. Chúng được gọi là gãy xương do áp lực. Tình trạng này xảy ra phổ biến nhất ở những người lính hành quân với đầy đủ tư trang hoặc các vận động viên như vũ công, vận động viên điền kinh và vận động viên thể dục dụng cụ. Gãy xương bàn chân thường gặp ở trẻ em hơn người lớn. Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ. Bác sĩ sẽ hỏi bạn về chấn thương và tiến hành thăm khám. Tia X thường hữu ích trong chẩn đoán gãy xương bàn chân. Các ngón chân bị tổn thương do gãy hay bầm tím thường được điều trị theo cùng một cách, vì vậy chụp tia X thông thường không cần thiết. Đôi khi, bác sĩ chỉ cần kiểm tra để xác định gãy xương bàn chân. Bác sĩ có thể sử dụng “quy tắc chân Ottawa” để quyết định xem có cần chụp X-quang hay không. Bạn chỉ được chụp X-quang nếu có bất kỳ cơn đau nào ở vùng “giữa chân” và xuất hiện bất kỳ một trong các triệu chứng sau đây: Cách chẩn đoán hình ảnh khác của xương bàn chân (như quét xương, CT, MRI hoặc siêu âm) có thể được thực hiện để tìm kiếm các bất thường hoặc chấn thương ẩn, nhưng chúng hiếm khi cần thiết. Những xét nghiệm này thường không được thực hiện tại khoa cấp cứu và thường được chỉ định sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ chỉnh hình hoặc bác sĩ phẫu thuật bàn chân. Loại điều trị bạn nhận được dựa trên mức độ nghiêm trọng và vị trí gãy xương. Bạn có thể cần nghỉ ngơi và dùng thuốc để giảm đau. Bó bột, đeo nẹp hoặc mang ủng cho bàn chân bị gãy được sử dụng khá phổ biến. Trong trường hợp nặng hơn, phẫu thuật có thể cần thiết. Hãy tìm hiểu cách sơ cứu ngay lập tức cho xương bị gãy. Các phương pháp điều trị thông thường cho gãy xương bàn chân bao gồm: Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của gãy xương bàn chân, thời gian phục hồi sẽ khác nhau. Thông thường, gãy xương bàn chân thường lành lại sau khoảng hai tháng. Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn ngăn chặn gãy xương bàn chân: Bên cạnh nghỉ ngơi, chế độ ăn uống cũng đóng một vai trò quan trọng giúp xương mau lành. Một số chất dinh dưỡng trong thực phẩm rất tốt để giúp xương nhanh hồi phục như: Kẽm Kẽm thúc đẩy vitamin D tăng cường hoạt động để hấp thu nhiều canxi hơn, do đó xương nhanh chóng được tái tạo và phục hồi. Bạn có thể bổ sung kẽm từ các loại cá biển, hải sản, ngũ cốc, giá đỗ, v.v. Phosphat Phosphat tham gia vào quá trình tái tạo xương. Bổ sung phosphat vào chế độ ăn sẽ giúp xương mau lành. Phosphat có trong trứng cá, lòng đỏ trứng gà, gan bò, phô mát, yến mạch, v.v. Magie Magie là chất khoáng quan trọng thứ hai (sau canxi) tham gia vào quá trình tái tạo xương. Vì vậy, bổ sung magie sẽ giúp xương mau lành. Bạn có thể bổ sung magie từ cá thu, cá trích, cá chép, tôm, sữa, ngũ cốc, v.v. Canxi Canxi là một chất không thể thiếu trong quá trình tái tạo xương. Canxi có nhiều trong cá hồi, cá mòi, sữa tươi, bắp cải, v.v. Axit folic Axit folic có nhiều trong các loại trái cây như chuối, cam, quýt, v.v. Axit folic giúp cho xương luôn chắc khỏe và cứng cáp. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.Tìm hiểu chung
Gãy xương bàn chân là gì?
Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng gãy xương bàn chân là gì?
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nguyên nhân
Nguyên nhân nào gây gãy xương bàn chân?
Chẩn đoán và điều trị
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán gãy xương bàn chân?
Những phương pháp nào dùng để điều trị gãy xương bàn chân?
Gãy xương bàn chân bao lâu thì lành?
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý gãy xương bàn chân?
Gãy xương bàn chân nên ăn gì?
Chia sẻ với người thân:
- Nhấn vào chia sẻ trên Facebook (Opens in new window)
- Click to share on WhatsApp (Opens in new window)
- Chia sẻ trên Skype (Opens in new window)
- Bấm để chia sẻ lên LinkedIn (Opens in new window)
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Bị gãy xương: Phải biết sơ cứu đúng
- Sơ cứu đúng khi trẻ bị gãy xương do té ngã
- Sơ cứu gãy xương, bong gân, bầm tím chân tay đúng cách
Bài viết liên quan

TOP 4 bệnh viện gan tốt nhất Thành phố Hồ Chí Minh
Gan là một trong bộ phận quan trọng của cơ thể và rất dễ tổn thương. Với những thói quen ăn uống không tốt sẽ là nguyên nhân khiến gan […]

Những tỉnh nào yêu cầu cách ly người từ vùng dịch về ăn Tết?
Hải Phòng, Thừa Thiên – Huế, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa và Nam Định là những địa phương đầu tiên yêu cầu cách ly 14-21 ngày với người từ […]

Tác dụng của thuốc Blackmores ? Những dòng sản phẩm mới của Blackmores
Tác dụng của thuốc Blackmores là gì? Thuốc Blackmores có tác dụng gì và có tốt không chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay dưới đây. Nhưng trước tiên, chúng […]