Dị ứng do côn trùng đốt

0
97
Quảng Cáo

Tìm hiểu về dị ứng do côn trùng đốt

Dị ứng do côn trùng đốt là gì?

Nếu bạn bị dị ứng, hệ miễn dịch sẽ trở nên quá mẫn cảm với một số chất. Hệ thống miễn dịch nhầm lẫn những chất này như “những kẻ xâm lược”. Trong quá trình phản ứng với tín hiệu nhầm lẫn, hệ miễn dịch sẽ sản xuất kháng thể IgE cụ thể cho chất gây nên dị ứng.

Khi bạn lần đầu bị côn trùng đốt, hệ miễn dịch có thể tạo ra một lượng kháng thể IgE tương đối nhỏ nhắm vào nọc độc của côn trùng đó. Ở những lần tiếp theo, phản ứng của kháng thể IgE sẽ nhanh hơn và mạnh hơn nhiều. Phản ứng IgE này dẫn đến giải phóng histamine và các hóa chất gây viêm khác, dẫn đến các triệu chứng dị ứng.

Triệu chứng dị ứng do côn trùng đốt

Những dấu hiệu và triệu chứng dị ứng do côn trùng đốt là gì?

Phản ứng dị ứng nhẹ có thể gây ra một hoặc nhiều triệu chứng sau tại chỗ chích:

  • Đau đớn
  • Đỏ
  • Một vết nhỏ giống mụn
  • Sưng từ nhẹ đến vừa phải
  • Ấm tại chỗ đốt
  • Ngứa

Phản ứng dị ứng nặng (còn gọi là phản ứng phản vệ) thường không phổ biến. Nhưng khi chúng xảy ra, bạn cần phải được cấp cứu ngay.

Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Khó thở
  • Phát ban xuất hiện như là một phát ban đỏ, ngứa và lan rộng đến các khu vực xa vết đốt
  • Sưng mặt, cổ họng hoặc bất kỳ phần nào của miệng hoặc lưỡi
  • Thở khò khè hoặc khó nuốt
  • Bồn chồn và lo lắng
  • Mạch nhanh
  • Chóng mặt hoặc giảm huyết áp mạnh

Với các triệu chứng này, bạn cần được điều trị càng sớm càng tốt.

Nguyên nhân gây dị ứng do côn trùng đốt

Những loại côn trùng nào có thể gây ra các phản ứng dị ứng?

Có ba họ côn trùng thường gây dị ứng nhất là:

  • Vespid (Vespidae): ong vàng, ong bắp cày
  • Các loại ong (Apidae): ong mật, ong vò, ong mồ hôi
  • Các loại kiến (Formicidae): kiến lửa (thường gây sốc phản vệ), kiến gặt lá (ít gây sốc phản vệ hơn).

Hiếm khi vết đốt từ các loài côn trùng sau có thể gây sốc phản vệ:

  • Muỗi
  • Rệp
  • Ruồi trâu

Điều trị dị ứng do côn trùng đốt

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào giúp bạn điều trị dị ứng do côn trùng đốt?

Nếu bạn bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng, bạn cần phải đi cấp cứu ngay. Nhân viên y tế sẽ tiêm thuốc epinephrine để ngăn chặn các phản ứng dị ứng nghiêm trọng hơn.

Dù các triệu chứng đã hết, bạn vẫn cần đến bác sĩ để được điều trị. Bạn có thể ở lại bệnh viện qua đêm.

Đối với các phản ứng dị ứng nhẹ, điều quan trọng là bạn cần rút vòi chích của côn trùng ra khỏi vết thương trong vòng 30 giây để tránh chất độc đưa vào cơ thể nhiều hơn.

Rửa sạch vết đốt bằng xà phòng và nước, sau đó thoa thuốc khử trùng.

Bạn có thể thoa loại thuốc mỡ nhẹ như kem hydrocortisone hoặc kem dưỡng da calamine và che khu vực bằng băng y tế vô trùng.

Nếu bị sưng, bạn hãy áp một túi nước đá hoặc nén lạnh cho khu vực này.

Uống thuốc kháng histamin không kê toa để giảm ngứa, sưng và nổi mề đay. Bạn không dùng thuốc này cho trẻ em dưới 2 tuổi hoặc cho phụ nữ mang thai trừ khi bác sĩ cho phép. (Nếu bạn đang mang thai, tốt nhất là nên nói chuyện với bác sĩ trước khi uống bất kỳ loại thuốc nào).

Bạn cũng có thể uống thuốc giảm đau thuộc nhóm NSAIDs như ibuprofen.

Tuy nhiên, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn hoặc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào.

Phòng ngừa dị ứng do côn trùng đốt

Những biện pháp nào giúp bạn phòng tránh côn trùng đốt?

Một số cách có thể giúp bạn hạn chế bị côn trùng đốt như:

  • Biết cách nhận biết tổ côn trùng để tránh chúng. Ong vàng thường làm tổ trong lòng đất, gò đất hoặc những khúc gỗ và tường cũ. Ong mật thường ở trong tổ ong. Ong bắp cày thường làm tổ trong bụi cây, cây cối và trong nhà.
  • Mang giày và vớ khi ra ngoài trời.
  • Mặc áo sơ mi dài tay, quần dài, vớ và giày khi ở khu vực nông thôn hoặc rừng cây.
  • Tránh xịt nước hoa hoặc mang quần áo có màu sáng vì chúng có xu hướng thu hút côn trùng.
  • Nếu bạn bị dị ứng nghiêm trọng, hãy đảm bảo có người đi cùng nếu bạn đi dạo, chèo thuyền, bơi lội, chơi gôn hoặc làm những việc khác ngoài trời.
  • Cân nhắc việc dùng cửa lưới cho cửa sổ và cửa ra vào ở nhà. Bạn cũng có thể sử dụng thuốc chống côn trùng khi ở bên ngoài.
  • Phát quang bụi rậm xung quanh nhà.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • 7 loại côn trùng mùa hè có thể gây hại cho con bạn
  • 7 loại côn trùng mùa hè có thể gây hại cho con bạn
  • Dùng đúng thuốc chống côn trùng để bảo vệ con mùa mưa
Bài trướcDị ứng cây sơn độc
Bài tiếp theoDị ứng đậu nành