Da sần sùi, nổi ngứa – nguyên nhân và cách điều trị

0
24
da mặt sần sùi
Quảng Cáo

Dù bạn là con trai hay con gái thì chắc hẳn luôn muốn làn da của mình được mịn màng và khỏe mạnh. Không chỉ là riêng về da mặt mà còn cả da tay, da chân trên cơ thể của mình nữa. Thế nhưng tình trạng da sần sùi, da bị nổi sần và ngứa lại xuất hiện khiến da bạn trông xấu đi. Trước khi tìm đến những biện pháp để loại bỏ tình trạng này thì cùng tìm hiểu xem khái niệm về da sần sùi và nguyên nhân dẫn đến da sần sùi trên cơ thể.

Da sần sùi là da như thế nào?

Một làn da khô ráp, sần sùi còn được biết đến với thuật ngữ “xerosis“. Làn da sần sùi là làn da mất đi độ ẩm tự nhiên của nó, khiến da khô và trở nên bong tróc, dễ bị kích ứng và nổi mụn ẩn rất nhiều. Có thể hiểu đơn giản, da mặt sần sùi biểu hiện qua nhiều tình trạng khác nhau nhưng đặc điểm chung duy nhất chính là nó không mịn màng.

Da bị sần sùi là như thế nào
Da bị sần sùi là như thế nào (Nguồn: Internet)

Triệu chứng của da sần sùi

Da sần sùi thường sẽ bị khô ráp và có cảm giác căng chật. Khi lớp biểu bì bị tổn thương, liên kết trên bề mặt làn da vốn liền mạch thì bây giờ nó là chi chít những vết rạn nứt, đứt gãy,… Nó không còn đủ liền mạch để ngăn ngừa thất thoát nước từ lớp hạ bì.

Nếu bạn không để tâm đến làn da của mình, không có biện pháp điều trị nào can thiệp thì thời gian lâu hơn, hiện tượng bong tróc, nhăn nheo và nứt nẻ sẽ bắt đầu xuất hiện.

Xem thêm:sẹo thâm, giảm mỡ mặt, rạn da chân, cách xác định khuôn mặt

Nguyên nhân khiến da mặt bạn sần sùi?

Nguyên nhân về da:

1. Da khô

Do lớp da bị thiếu hụt lượng lipid, làm tổn thương hàng rào bảo vệ da, mất đi độ ẩm tự nhiên vì thế nó luôn trong tình trạng thiếu nước, dễ bong tróc và khô ráp. Sự tổng hợp fillagrin bị rối loạn (sự kết hợp các protein dạng sợi ) có tác động đến “ nhân tố giữ ẩm tự nhiên“ (NMF) trong lớp sừng cũng bị rối loạn theo và vì thế nó không thể kiểm soát được sự giữ ẩm tự nhiên của da. Bên cạnh đó còn kết hợp sự hoạt động không theo trật tự của tuyến bã nhờn và sự thay đổi thành phần lipid của tế bào sẽ khiến da ngày càng trở nên khô ráp và sần sùi hơn.

Làn da thô ráp làm mất thần thái của chị em
Làn da thô ráp làm mất thần thái của chị em (Nguồn: Internet)

2. Da có quá nhiều tế bào chết

Thói quen không thường xuyên tẩy tế bào chết cho da khiến da dễ tích tụ nhiều tế bào chết và lâu ngày dần trở nên sần sùi khiến vẻ đẹp của bạn bị ảnh hưởng.

3. Da bị mụn đầu đen, mụn cám hay mụn ẩn

Da sẽ bị mất độ láng mịn ngay lập tức nếu trên da xuất hiện 3 loại mụn: mụn đầu đen, mụn cám và mụn ẩn. Nếu da bị mụn đầu đen và mụn cám thì sẽ dễ thấy rõ hơn mụn ẩn.

Cấu trúc mụn
Cấu trúc mụn (Nguồn: Internet)

Nguyên nhân về bệnh liên quan đến da

1. Eczema

Còn được gọi là viêm da, eczema gây ngứa, đỏ và sần sùi da mặt. Sự bùng phát của tình trạng này thường được kích hoạt bởi các chất gây dị ứng bao gồm bụi, hóa chất và thực phẩm.

Eczema một trong những nguyên nhân khiến da ngứa
Eczema một trong những nguyên nhân khiến da ngứa (Nguồn: Internet)

2. Rosacea

Theo Học viện Da liễu Hoa Kỳ (AAD), bệnh về da thông thường này có thể dẫn đến đỏ và sưng da, da mỏng có thể nhìn thấy mạch máu, xuất hiện tình trạng mụn trứng cá và mụn ẩn. Nguyên nhân gốc rễ của Rosacea có thể do một thành phần di truyền từ những người trong gia đình.

Rosacea một trong những nguyên nhân gây đỏ da
Rosacea một trong những nguyên nhân gây đỏ da (Nguồn: Internet)

3. Bệnh vẩy nến

Theo MedicineNet, bệnh vảy nến là kết quả của một hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức, bệnh vẩy nến tạo ra các khối u màu đỏ hình thành các mảng dày, đỏ, có vảy.

Bệnh vẩy nến
Bệnh vẩy nến (Nguồn: Internet)

Hãy đến bác sĩ da liễu để bạn có được lời khuyên tốt nhất trong việc điều trị làn da sần sùi do bệnh gây ra bạn nhé.

Da có thể sần sùi ở vị trí nào trên cơ thể ngoài da mặt?

1. Tay

Da tay thường tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và nhiều hóa chất như các nước tẩy rửa, giặt tẩy hàng ngày. Bên cạnh đó lại rất ít người dưỡng da tay cho đến khi da bạn bắt đầu trở nên sần sùi và khô ráp. Da tay không được chăm sóc lại phải tiếp xúc với ánh nắng lẫn nhiều hóa chất hằng ngày sẽ mau xảy ra hiện tiện khô ráp sần sùi hơn.

2. Chân

Da sần sùi và khô ở chân là một vấn đề về da liễu thường được các bác sĩ gọi là chứng xơ hóa bì. Nó thường xảy ra nhất trong những tháng có thời tiết lạnh, khi có ít độ ẩm trong không khí.

3. Mông

Da mông sần sùi thường dễ tìm ra nguyên nhân chính là do bạn ngồi quá nhiều. Mông bị ma sát liên tục với quần áo khi bạn ngồi liên tục hàng giờ đồng hồ sẽ khiến da dễ bị chai và tăng sắc tố gây thâm đen. Bên cạnh đó, việc dùng một số loại thuốc có yếu tố làm tăng sắc tố da ở vùng bẹn và mông cũng là nguyên nhân khiến mông bạn sần sùi và xấu đi.

Xem thêm:triet long nach vinh vien, triệt lông vùng kín nam, da sần sùi, cách giảm mỡ bụng dưới, cách trị sẹo thâm

Cách điều trị da mặt sần sùi

1. Vitamin C

Vitamin C không chỉ tốt cho sức khỏe tổng thể mà còn tốt cho việc điều trị da sần sùi và lỗ chân lông to. Để ngăn ngừa lão hóa da

Vitamin C rất hữu ích cho da sần sùi
Vitamin C rất hữu ích cho da sần sùi (Nguồn: Internet)

2. Tránh sản phẩm rửa mặt có chất tẩy rửa cao

Bạn nên chọn loại sữa rửa mặt dịu nhẹ cho làn da. Khi lựa chọn một loại sữa rửa mặt, bạn nên tránh sản phẩm có chứa các thành phần như cồn, retinoids, hoặc axit alpha hydroxy. Những thành phần không cần thiết này có thể làm khô da và gây kích ứng hoặc viêm. Bên cạnh đó, bạn chỉ nên sử dụng đầu ngón tay nhẹ nhàng massage mặt bạn thay vì chà xát mạnh trên da vì điều này có thể gây kích ứng.

3. Tẩy tế bào chết cho da

Da mặt của bạn bị khô và đang trong giai đoạn nhạy cảm dễ kích ứng, không có nghĩa là bạn có thể bỏ qua việc tẩy tế bào chết thường xuyên. Bạn có biết, da khô rất dễ tồn tại nhiều tế bào chết hơn da bình thường hay không? Vì thế, làm sạch da là bước vô cùng cần thiết trước khi áp dụng sử dụng serum và kem dưỡng ẩm. Tuy nhiên bạn nên chọn loại kem hoặc mặt nạ tẩy tế bào chết dịu nhẹ để da không bị kích ứng nhé.

4. Sử dụng serum và kem dưỡng ẩm

Serum là bước cần thiết giúp bạn khôi phục sự tổn thương của da. Serum là một chất lỏng nhẹ, chứa các phân tử cực kì nhỏ, có thể thẩm thấu sâu vào da và cung cấp các thành phần dinh dưỡng với nồng độ cao một cách trực tiếp nhất. Serum sẽ phát huy hiệu quả, nó sẽ gắn các vết rạn và khôi phục sức sống cho tế bào da của bạn ngay lập tức.

àn da thô ráp cần được dưỡng ẩm
Làn da thô ráp cần được dưỡng ẩm (Nguồn: Internet)

Bước tiếp theo đó là sử dụng kem dưỡng ẩm. Bạn hãy tìm một loại kem dưỡng ẩm không có mùi thơm vì có thể nó sẽ làm da bạn bị kích ứng. Thoa kem dưỡng ẩm sau khi làm sạch da mặt mỗi sau khi tắm vì thời điểm này có thể giúp làn da bạn dưỡng ẩm tốt hơn.

5. Sử dụng mặt nạ bằng nguyên liệu tự nhiên

Hỗn hợp cám gạo và sữa tươi không đường

Bạn dùng cám gạo và sữa tươi không đường trộn chung với nhau tạo thành hỗn hợp sệt. Sau đó, thoa hỗn hợp thật đều trên da mặt và để thư giãn từ 20-30 phút và rửa sạch lại với nước. Các dưỡng chất sẽ thấm sâu vào da và loại bỏ bã nhờn cũng như mụn ẩn, giúp da mịn màng hơn.

Cám gạo và sữa tươi không đường
Cám gạo và sữa tươi không đường (Nguồn: Internet)

Mặt nạ nho tươi

Thật đơn giãn khi bạn dùng nho giã nhuyễn và thoa nước nho tươi lên da mặt. Nho có tác dụng trị mụn ẩn rất hệu quả nên sẽ giúp da mặt không còn sần sùi. Massage nhẹ nhàng khoảng 15 phút với mặt nạ nho tươi và rửa sạch lại bằng nước ấm bạn nhé.

Nho tươi dùng làm mặt nạ rất tốt cho da
Nho tươi dùng làm mặt nạ rất tốt cho da (Nguồn: Internet)

Mặt nạ mật ong

Đây được xem là “thần dược” đánh bay mụn cám, loại bỏ vẻ ngoài sần sùi của da. Dùng tinh bột nghệ, mật ong và nước cốt chanh trộn chung với nhau. Thoa hỗn hợp lên da mặt và để trong khoảng 20 phút sau đó rửa lại bằng nước ấm.

Hỗn hợp chanh và trứng gà

Bạn cho một lòng trắng trứng gà trộn với nước cốt nửa trái chanh và đánh hỗn hợp thật đều. Sau đó, nhúng lớp vải thật mỏng rồi đắp lên da mặt. Đợi cho lớp vải khô thì lột nhẹ nhàng. Các dưỡng chất trong hỗn hợp chăm sóc cho da bạn thêm khỏe mạnh, căng bóng và lột đi nhân mụn cám, mụn đầu đen trả lại làn da mịn màng, không còn sần sùi nữa. Bạn nhớ áp dụng mỗi tuần thực hiện 2 lần đều đặn nhé.

Hãy áp dụng những loại mặt nạ làm tại nhà để trị da sần sùi, trả lại sự mịn màng lúc trước bạn nhé.

Cách điều trị da tay sần sùi

1. Tránh tiếp xúc nhiều với xà phòng

Bạn nên đem găng tay khi đi nắng, khi rửa chén hay giặt giũ để hạn chế ánh nắng và các hóa chất tiếp xúc với da tay.

Sử dụng xà phòng sẽ khiến làn da chị em thô ráp hơn
Sử dụng xà phòng sẽ khiến làn da chị em thô ráp hơn (Nguồn: Internet)

2. Sử dụng kem dưỡng da tay

Trước khi đi ngủ vào buổi tối bạn nên sử dụng kem dưỡng ẩm cho da tay.

3. Tẩy tế bào chết cho da tay

Sau khi tắm, bạn hãy dùng 2 muỗng đường hòa chung với một ít dầu ô liu, dùng hỗn hợp chà xát nhạ nhàng hai bàn tay. Hãy sữ dụng 1-3 lần 1 tuần để cải thiện tình trạng da tay sần sùi và khô ráp của bạn nhé.

Cách điều trị da chân sần sùi

Áp dụng những nguyên liệu thiên nhiên dưới đây để làm nên những hỗn hợp giúp da chân bạn không sần sùi nữa nhé.

1. Sữa chua và mật ong

Sử dụng mặt nạ sữa chua và mật ong là một biện pháp khắc phục hiệu quả tại nhà có thể được sử dụng để loại bỏ da khô ở chân. Hỗn hợp này chứa axit lactic giúp tiêu diệt tất cả vi khuẩn gây ra tình trạng khô da. Bạn cần lấy 1/2 cốc sữa chua và thêm một ít mật ong vào đó, trộn cả hai thành phần với nhau và thoa lên chân sau đó rửa sạch bằng nước.

2. Dầu ô liu

Dầu ô liu là một trong những biện pháp tốt nhất có thể giúp điều trị da chân bị khô. Do một lượng lớn chất chống oxy hóa và vitamin được tìm thấy trong dầu ô liu, nó có thể giúp giữ cho đôi chân của bạn ngậm nước và giữ ẩm trong một thời gian dài.

3. Dầu dừa

Do có rất nhiều axit béo được tìm thấy trong dầu dừa, nó có thể giúp giữ ẩm cho làn da của bạn trong một thời gian dài. Bạn cần dùng một ít dầu dừa thoa một lớp dày lên chân. Đợi ít nhất một giờ và rửa sạch bằng nước lạnh.

4. Quả bơ

Một trong những cách đơn giản nhất để điều trị da khô và sần sùi ở đôi bàn chân của bạn là sử dụng bơ. Bơ có chứa một lượng lớn các axit béo và vitamin giúp điều trị tình trạng khô da hiệu quả. Bạn lấy một quả bơ nghiền và thêm một ít sữa và mật ong vào đó. Trộn tất cả các thành phần với nhau và thoa lên đôi chân của bạn. Đợi một giờ và rửa sạch bằng nước lạnh.

Nguồn nguyên liệu tự nhiên sẽ rất tốt cho làn da của chị em
Nguồn nguyên liệu tự nhiên sẽ rất tốt cho làn da của chị em (Nguồn: Internet)

Cách điều trị da mông sần sùi

1. Bơ ca cao

Bơ ca cao từ lâu đã cho thấy hiệu quả tuyệt vời trong việc cải thiện làn da, trong đó có trị mông thâm sần. Nó thấm sâu vào da và trợ giúp hiệu quả trong việc làm mờ những đốm đen và giúp rất nhiều cho một làn da mịn màng. Các đặc tính chống oxy hóa của bơ giúp bảo vệ da khỏi các gốc tự do, độc tố và bụi bẩn gây tổn hại tế bào và làm đen da. Bạn có thể xoa bóp mông mỗi tối bằng bơ ca cao nửa tiếng trước khi tắm.

2. Bột yến mạch, sữa chua và nước cốt chanh

Hỗn hợp này có tác dụng tẩy tế bào chết giúp làn da sần sùi trở nên mềm mịn hơn. Bạn cần lấy một muỗng yến mạch, một muỗng sữa chua và 1 muỗng cà phê nước cốt chanh trộn đều với nhau. Thoa hỗn hợp lên vùng mông sần sùi kết hợp massage từ 2-3 phút và để thư giãn trong vòng 10-15 phút. Sau đó rửa sạch với nước ấm. Bạn nên thực hiện 2 lần mỗi tuần để cảm nhận sự khác biệt nhé.

3. Dầu dừa

Với vitamin E dồi dào có trong dầu dừa, thâm và sần sùi sẽ được đánh bật ngay lập tức. Thoa dầu dừa và massage theo hình xoắn ốc từ 2-3 phút và để thư giãn trong 20 phút sau đó tắm sạch.

Áp dụng 3 cách trên các chị em sẽ thấy hiệu quả rõ rệt
Áp dụng 3 cách trên các chị em sẽ thấy hiệu quả rõ rệt (Nguồn: Internet)

Da sần sùi có xảy ra ở trẻ em hay không?

Da mặt sần sùi không chỉ xảy ra ở người lớn mà còn xảy ra ở trẻ em sơ sinh. Hiện tượng nổi mụn đỏ li ti sẽ khiến da bé trở nên sần sùi.

Da mặt trẻ bị khô sần do mụn lệ thuộc vào lượng hormone trẻ nhận được từ mẹ trong thời gian cuối của thai kỳ. Loại mụn trứng cá này thường xuất hiện khi bé mới sinh và sẽ tự lặn dần cũng như hết hẳn theo thời gian.

Đối với trường hợp da mặt bé bị khô sần do mụn sữa thì mẹ không cần và không nên sử dụng bất kỳ một loại thuốc trị mụn nào cho bé để tránh gây tổn thương cho da con. Hãy để một thời gian kết hợp với việc vệ sinh cho bé hợp lý là mụn sẽ tự lặn.

Một vài trường hợp da bị nổi sần và ngứa là do bé bị nổi ban đỏ khi thời tiết nóng bức. Các bà mẹ nên chú ý tình trạng trên da của bé để có những thay đổi phù hợp hơn như thay quần áo mỏng và thoáng mát, đến bác sĩ để có những lời khuyên tốt nhất.  

Nếu da bị nổi sần và ngứa ngáy có nguy hiểm không?

Tình trạng này thật ra không nguy hiểm vì có thể bạn đã bị dị ứng với thực phẩm hoặc thời tiết và môi trường. Tình trạng da bị sần do mụn sẽ không đi kèm với ngứa. Nếu bạn thấy ngứa ngáy, có lẽ bạn đã dị ứng.

Đặc biệt là khi thời tiết chuyển sang mùa lạnh, độ ẩm trong không khí thấp, da sẽ giảm khả năng tiết mồ hôi. Khi tới giới hạn an toàn của cơ thể, da không căng giãn thêm, không tiết mồ hôi và các axit hữu cơ để bảo vệ da thì lớp biểu bì ngày càng mỏng, mất đàn hồi khiến da bị nứt, nẻ, nổi sần và khô ngứa.

Môi trường ô nhiễm cũng khiến da dễ bị kích ứng nếu bạn không chăm sóc da đúng cách. Vì thế, khi có hiện tượng da sần sùi và ngứa ngáy, bạn không nên gãi vì điều đó sẽ khiến da bị tổn thương nhiều hơn. Hãy đến bác sĩ da liễu để kiểm tra tình trạng da hiện tại và có hướng điều trị đúng đắn nhé.

>> Nguồn tham khảo: Da sần sùi, nổi ngứa – nguyên nhân và cách điều trị

Bài trướcMesotherapy là gì? Tiêm meso có an toàn không?
Bài tiếp theoNiềng răng mắc cài trong suốt giá bao nhiêu?