
Cúm A H1N1
Cúm A H1N1, còn được gọi là cúm lợn, là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp ở người. Căn bệnh này đầu tiên được gọi là “cúm lợn” vì virus giống như những virus tìm thấy ở lợn. Tuy nhiên, bệnh cúm hiện tại khá khác với bệnh cúm ban đầu vì virus đã tiến hóa lên chủng mới và có khả năng lây lan từ người sang người. Dấu hiệu cúm và các triệu chứng cũng giống như các chủng cúm khác, bao gồm: Hầu hết mọi người thường bị cúm nhẹ và có thể hồi phục hoàn toàn mà không cần điều trị. Trong một số trường hợp, các triệu chứng có thể nặng hơn và có nhiều biến chứng như: Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Bạn thường không cần phải đi khám bác sĩ nếu khỏe mạnh và chỉ có những triệu chứng giống như cúm. Tuy nhiên, nếu thuộc nhóm nguy cơ cao, bạn nên gặp bác sĩ khi có các dấu hiệu đầu tiên của bệnh cúm. Hơn nữa, ở các vùng dịch, nếu có bất kỳ triệu chứng liệt kê ở trên, bạn không nên xem thường và cần phải thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin. Ngoài ra, khi bạn hoặc con bạn sốt cao, khó thở, ói mửa liên tục, hỗn loạn hoặc co giật, bạn nên khẩn trương đến phòng cấp cứu để được chăm sóc y tế. Các virus cúm lợn là tổ hợp của các gen từ virus cúm ở lợn, chim và con người. Bệnh có thể lây lan nhanh chóng từ người sang người thông qua ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Đôi khi, bạn có thể bị nhiễm bằng cách chạm vào vật có virus cúm và sau đó chạm vào miệng hoặc mũi của mình. Bạn sẽ không mắc bệnh khi ăn các sản phẩm thịt lợn đã nấu chín. Sau khi bùng phát sớm ở Bắc Mỹ vào tháng 4 năm 2009, căn bệnh lây lan nhanh chóng từ nước này sang nước khác. Tháng 6 năm 2009 khi WHO tuyên bố đại dịch, có 74 quốc gia và vùng lãnh thổ thông báo xuất hiện bệnh. Cho đến tháng 2 năm 2010, hầu hết các nước trên thế giới đều có chủng cúm mới này. Ngày 10 tháng 8 năm 2010, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố đại dịch chính thức kết thúc. Một số người đặc biệt có nguy cơ cao bị biến chứng nặng do cúm, bao gồm: Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Các triệu chứng của bệnh cúm theo mùa và cúm A H1N1 là hoàn toàn giống nhau, trừ khi bạn có biến chứng nghiêm trọng. Bác sĩ chỉ có thể dùng các xét nghiệm để biết bạn có mắc cúm hay không. Để kiểm tra bệnh cúm lợn, bác sĩ sẽ lấy gạc mũi hoặc họng và sử dụng nhiều kỹ thuật di truyền, xét nghiệm để xác định các loại virus. Tuy nhiên, bác sĩ không thường xuyên đề nghị xét nghiệm, bạn chỉ cần làm nếu đang ở trong nhóm nguy cơ cao được liệt kê ở trên. Nếu có nhiễm trùng lan rộng, bạn không cần phải xét nghiệm mà chỉ cần điều trị dựa trên các triệu chứng. Hầu hết mọi người sẽ cảm thấy tốt hơn trong vòng 7-10 ngày mà không cần điều trị. Có hai loại thuốc kháng virus hiệu quả nhất để điều trị cúm lợn là tamiflu và relenza. Tuy nhiên, bác sĩ thường kê toa các loại thuốc này cho những người có nguy cơ cao bị biến chứng để làm giảm việc kháng thuốc. Bạn cần dùng thuốc trong vòng 48 giờ đầu tiên khi có triệu chứng cảm cúm để làm giảm bớt mức độ nghiêm trọng và biến chứng. Những người có nguy cơ mắc bệnh cao bao gồm: Nếu bạn không thuộc nhóm trên, bạn nên tự chăm sóc ở nhà và thử một số điều trị bao gồm: Ngoài ra, nghỉ ngơi tại nhà, tránh nơi làm việc, trường học, các địa điểm đông người và các cuộc tụ họp ít nhất 24 giờ sau khi hết sốt để tránh lây nhiễm cho người khác. Bạn cần tiêm phòng để ngăn chặn cúm A H1N1. Bạn có thể tiêm hoặc xịt mũi. Thuốc xịt mũi chỉ dành cho người khỏe mạnh từ 2-49 tuổi và phụ nữ không mang thai. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) khuyến cáo nên cho trẻ hơn 6 tháng tuổi đi tiêm phòng ngừa cúm. Tiêm phòng cúm cũng giúp bạn chống lại hai hoặc ba loại virus khác sẽ là phổ biến trong mùa cúm. Bên cạnh việc tiêm phòng cúm, một số lời khuyên để bạn có thể giữ gìn sức khỏe và giảm nguy cơ mắc bệnh cúm: Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.Tìm hiểu chung
Cúm A H1N1 (cúm lợn) là bệnh gì?
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cúm A H1N1 (cúm lợn) là gì?
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nguyên nhân gây bệnh
Những nguyên nhân nào gây ra bệnh A H1N1 (cúm lớn)?
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc bệnh cúm A H1N1 (cúm lợn)?
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc cúm A H1N1 (cúm lợn)?
Điều trị hiệu quả
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán cúm A H1N1 (cúm lợn)?
Những phương pháp nào dùng để điều trị cúm A H1N1 (cúm lợn)?
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh cúm A H1N1 (cúm lợn)?
Chia sẻ với người thân:
- Nhấn vào chia sẻ trên Facebook (Opens in new window)
- Click to share on WhatsApp (Opens in new window)
- Chia sẻ trên Skype (Opens in new window)
- Bấm để chia sẻ lên LinkedIn (Opens in new window)
Bài viết liên quan

TOP 4 bệnh viện gan tốt nhất Thành phố Hồ Chí Minh
Gan là một trong bộ phận quan trọng của cơ thể và rất dễ tổn thương. Với những thói quen ăn uống không tốt sẽ là nguyên nhân khiến gan […]

Những tỉnh nào yêu cầu cách ly người từ vùng dịch về ăn Tết?
Hải Phòng, Thừa Thiên – Huế, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa và Nam Định là những địa phương đầu tiên yêu cầu cách ly 14-21 ngày với người từ […]

Tác dụng của thuốc Blackmores ? Những dòng sản phẩm mới của Blackmores
Tác dụng của thuốc Blackmores là gì? Thuốc Blackmores có tác dụng gì và có tốt không chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay dưới đây. Nhưng trước tiên, chúng […]