Bệnh chân tay miệng là bệnh gì?Bệnh có những biểu hiện như thế nào?

0
555
tre em bi chan tay mieng
Quảng Cáo

Bệnh chân tay miệng luôn là nỗi lo lắng của nhiều bậc phụ huynh có con em nhỏ tuổi. Bệnh rất dễ lây truyền và để lại những hậu quả nghiêm trọng nếu không kịp thời chữa trị. Vì thế mà để bảo vệ an toàn cho sức khỏe và tính mạng của trẻ nhỏ thì phụ huynh cần trang bị cho mình những cách phòng ngừa bệnh. Hãy cùng VNCare tìm hiểu về nguyên nhân, các giai đoạn phát triển của bệnh nhé!

Bệnh tay chân miệng là bệnh gì?

Bệnh chân tay miệng là bệnh gì? - Ảnh 1

Bệnh tay chân miệng là bệnh gì?

Bệnh tay chân miệng là một loại bệnh do virus gây nên, bệnh có biểu hiện bên ngoài là sốt cao và nổi mụn nước. Các vị trí nổi mụn thường là lòng bàn tay, lòng bàn chân và ở trong khoang miệng. Bệnh thường gặp ở độ tuổi dưới 10, đặc biệt là ở trẻ 4 cho đến 5 tuổi. 

Nguyên nhân bị bệnh chân tay miệng ở trẻ em?

Vi khuẩn Coxsackievirus A16 (nhóm A16) là nguyên nhân gây bệnh - Ảnh 2

Vi khuẩn Coxsackievirus A16 (nhóm A16) là nguyên nhân gây bệnh

  • Bệnh được hình thành do sự phát triển và xâm nhập của nhóm vi khuẩn đường ruột là Coxsackievirus A16 (nhóm A16) và Enterovirus 71 (EV71). Tuy nhiên tùy từng thể trạng của mỗi người mà bệnh sẽ để lại những biến chứng vô cùng nguy hiểm.
  • Khi có điều kiện thuận lợi, chúng sẽ di chuyển từ vùng niêm mạc má hoặc ruột đi đến các bạch huyết. Cuối cùng sẽ dẫn đến nhiễm trùng máu và biểu hiện thành các nốt mụn đỏ trên da.

Các giai đoạn của bệnh chân tay miệng

Các giai đoạn của bệnh tay chân miệng - Ảnh 3

Các giai đoạn của bệnh tay chân miệng

1. Giai đoạn ủ bệnh

Đây là giai đoạn khá khó để nhận biết, thường dao động trong khoảng từ 3 đến 7 ngày. Khi đó, cơ thể của trẻ chưa có bất kỳ dấu hiệu cụ thể nào của bệnh chân tay miệng. 

2. Giai đoạn khởi phát

Ở giai đoạn khởi phát, trẻ sẽ có biểu hiện sốt cao - Ảnh 4

Ở giai đoạn khởi phát, trẻ sẽ có biểu hiện sốt cao

Kéo dài từ 1 đến 2 ngày, trẻ có dấu hiệu như sốt cao, quấy khóc, biếng ăn. Ngoài ra, một số trường hợp khác còn xuất hiệu triệu chứng tiêu chảy cấp tính, khó tiêu

3. Giai đoạn toàn phát

Đây là giai đoạn kéo theo rất nhiều triệu chứng nguy hiểm, nếu không kịp thời sơ cấp cứu có thể gây nhiễm trùng máu nặng. Thời gian diễn ra là từ 3 đến 10 ngày, đi kèm với đó là các triệu chứng như viêm loét miệng, phát ban, nôn mửa. Nếu trẻ có hệ miễn dịch yếu hoặc kích ứng với các loại thuộc đặc trị có thể bị co giật, suy tim, khó thở.

Ở giai đoạn toàn phát, trẻ sẽ có các triệu chứng như phát ban,.. - Ảnh 5

Ở giai đoạn toàn phát, trẻ sẽ có các triệu chứng như phát ban, viêm loét miệng,…

4. Giai đoạn lui bệnh

Phát hiện kịp thời và sử dụng phương pháp điều trị đúng cách thì bệnh tay chân miệng ở trẻ em sẽ hoàn toàn không để lại biến chứng.

Tuy nhiên, gia đình cũng cần phải theo dõi và cập nhật tình hình cho bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng co giật nào. Ngoài ra, cần bổ sung nhiều loại thực phẩm, trái cây có chứa vitamin C cho trẻ. 

Bệnh chân tay miệng có lây không? Lây qua đường nào?

Bệnh chân tay miệng có lây qua nhiều đường khác nhau nên các bậc phụ huynh cần phải lưu ý đến. Các virus có thể theo đường hô hấp như dịch nhầy tiết ra từ nước nước mũi, khi đó nếu vô tình tiếp xúc có thể mắc bệnh.

Bệnh chân tay miệng có lây qua nhiều đường khác nhau - Ảnh 6

Bệnh chân tay miệng có lây qua nhiều đường khác nhau

Chất lỏng có trong mụn nước hoặc các giọt nước bọt cũng là những nguồn lây phổ biến của căn bệnh này. Vì thế mà nếu có trẻ bị tay chân miệng, cha mẹ cần cách ly với khoảng cách an toàn với những đứa trẻ khác.

Cách điều trị và phòng ngừa bệnh chân tay miệng hiệu quả

Cách điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả - Ảnh 7

Cách điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả

1. Cách chữa bệnh chân tay miệng ở trẻ em

  • Nếu trẻ có dấu hiệu sốt cao thì phụ huynh nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt hoặc dùng miếng dán hạ sốt. Sau đó dùng khăn ấm lau lên các bộ phận để hạ nhiệt độ một cách nhanh nhất.
  • Cho trẻ uống đủ nước, đặc biệt là các loại nước có nhiều vitamin như nước cam, sinh tố, nước ép,…
  • Trường hợp bị lở loét ở miệng, tay và chân thì nên dùng các loại gel bôi lành tính, giúp mang lại hiệu quả cao mà không để lại sẹo.
  • Các biến chứng nặng hơn như co giật, tê liệt hệ thần kinh thì nên đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để chữa trị.

2. Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng 

Thường xuyên rửa tay cho trẻ - Ảnh

Thường xuyên rửa tay cho trẻ trước khi ăn và sau khi uống

  • Vệ sinh cá nhân thường xuyên bằng các loại dung dịch khử khuẩn. Điều này sẽ hạn chế nguy cơ mắc bệnh và ngăn không cho vi khuẩn tiếp xúc với cơ thể. Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng nên vệ sinh, lau chùi các đồ chơi của trẻ, vì đây là nguồn lây phổ biến nhất.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi ăn hoặc uống. 
  • Bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết để tăng cường hệ miễn dịch và phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm.

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh chân tay miệng

  • Bệnh có thể gây ra biến chứng cho hệ thần kinh như co giật liên tục, tê liệt hệ thần kinh, tăng trương lực cơ, rung giật nhãn cầu.
  • Người bệnh chân tay miệng sẽ có biến chứng như suy tim, tăng huyết áp, phù phổi cấp tính. Ngoài ra, một số biến chứng khác thường gặp là rối loạn vận mạch, nổi vân tím, đổ mồ hôi hay tứ chi lạnh.
  • Đối với phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, bệnh có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi hoặc nếu nghiêm trọng hơn có thể gây sảy thai.

Bệnh chân tay miệng là một bệnh lây truyền khá nguy hiểm, đặc biệt là những gia đình có con em nhỏ. Vì thế mà bạn cần phải có những biện pháp phòng ngừa và điều trị hợp lý mới không để lại biến chứng.

Ngoài ra, để biết thêm những thông tin khác liên quan đến bện trong đó bao gồm các loại bệnh truyền nhiễm phổ biến như: bệnh sốt xuất huyếtbệnh quai bịbệnh sởi,… thì bạn có thể tra cứu thêm thông tin tại website. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng giúp bạn tiết kiệm thời gian hơn khi tìm kiếm thông tin, địa chỉ bệnh viện, phòng khám, nha khoa, thẩm mỹ viện gần nhất. Hãy cùng VNCare cập nhật những thông tin y tế mới nhất nhé!

Nguồn tham khảo:

Bệnh tay chân miệng – https://vncdc.gov.vn/khuyen-cao-phong-benh-tay-chan-mieng-nd16023.html

  1. Bệnh chân tay miệng kiêng gì?

Mẹ không nên cho trẻ ăn đồ ăn đặc hoặc cay nóng vì sẽ khiến miệng con bị đau đớn, khó chịu. Các loại thực phẩm chứa nhiều axit như cam, chanh cũng nên hạn chế. Bởi vì khi bị đau sẽ gây ra tâm lý sợ hãi, bỏ ăn khiến sức khỏe suy giảm. Mẹ hãy nấu mềm thức ăn và để nguội cho bé ăn. Đồng thời cho con uống thêm khoáng chất và vitamin theo hướng dẫn của bác sĩ.

  1. Bị chân tay miệng có kiêng tắm không? 

Theo các chuyên gia y tế, kiêng tắm cho con khi bị tay chân miệng là hoàn toàn sai lầm. Hàng ngày vẫn có rất nhiều vi khuẩn ngoài môi trường có thể bám trên da của bé. Nếu không tắm rửa vệ sinh thân thể mỗi ngày, vi khuẩn có hại sẽ không bị tiêu diệt và có nguy cơ xâm nhập và gây bệnh.

3. Bị chân tay miệng có kiêng gió không?

Nhiều cha mẹ cho rằng khi bị bệnh tay chân miệng dẫn đến phát ban, trẻ cần kiêng ra gió, tiếp xúc với nước. Tuy nhiên, hai điều này không có cơ sở khoa học. Đảm bảo môi trường sạch sẽ, tránh để con tiếp xúc với không khí ô nhiễm và nước bẩn để bệnh không lan rộng. Không để con gãi, chọc vào bọng nước trên da.

Bài trướcREVIEW TOP 5 dung dịch vệ sinh phụ nữ an toàn, tốt nhất 2021 | VNCARE
Bài tiếp theoTOP 5 gel rửa tay khô tốt nhất phòng chống dịch COVID-19 | VNCARE